Phân biệt cơ quan tiêu hóa của động vật ăn hạt và động vật ăn cỏ. cảm ơn mn

2 câu trả lời

*về khoang miệng:

-thú ăn cỏ có răng nhai phát triển

-động vật ăn hạt:không có răng

*dạ dày:

-động vật ăn cỏ: có nhiều ngăn hoặc 1 ngăn tuy nhiên có hệ vi sinh vật phát triển nhằm thích nghi với thức ăn chủ yếu là xenlulozo

-động vật ăn hạt:thành trước dạ dày mỏng có nhiều tuyến tiêu hóa, thành sau dày có tác dụng nghiền thức ăn, trong dạ dày còn có sỏi vụn=> nghiền thức ăn ngoài ra cấu tạo này còn có tác dụng thích nghi với thức ăn cứng

*ruột:

-động vật ăn cỏ: ruột dài nhằm tiêu hóa hấp thu tối đa chất dinh dưỡng

-động vật ăn hạt: ruột ngắn=> thích nghi với 1 số loài bay(giảm nhẹ trọng lượng)

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Chức năng các bộ phận của quá trình tiêu hóa ở dạ cỏDạ dày kép – chức năng của dạ dày 4 ngăn

Sơ đồ 1-1: Cấu tạo dạ dày kép của gia súc nhai lại (DeLaval, 2002)

Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi (Hình 1-1), trong đó ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là là dạ dày trước, không có tuyến tiêu hoá riêng. Túi thứ 4, gọi là dạ múi khế, tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến tiêu hoá phát triển mạnh. Đối với gia súc non bú sữa dạ cỏ và dạ tổ ong kém phát triển, còn sữa sau khi xuống qua thực quản được dẫn trực tiếp xuống dạ lá sách và dạ múi khế qua rãnh thực quản. Rãnh thực quản gồm có đáy và hai mép. Hai mép này khi khép lại sẽ tạo ra một cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Khi bê bắt đầu ăn thức ăn cứng thì dạ cỏ và dạ tổ ong phát triển nhanh và đến khi trưởng thành thì chiếm đến khoảng 85% tổng dung tích dạ dày nói chung. Trong điều kiện bình thường ở gia súc trưởng thành rãnh thực quản không hoạt động nên cả thức ăn và nước uống đều đi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong.

Dạ cỏ

Là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hoá, có tác dụng tích trữ, nhào trộn và chuyển hoá thức ăn. Dạ cỏ không có tuyến tiêu hoá mà niêm mạc có nhiều núm hình gai. Sự tiêu hoá thức ăn trong đó là nhờ hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV lên men yếm khí: yếm khí, nhiệt độ tương đối ổn định trong khoảng 38-42oC, pH từ 5,5-7,4. Hơn nữa dinh dưỡng được bổ sung đều đặn từ thức ăn, còn thức ăn không lên men cùng các chất dinh dưỡng hoà tan và sinh khối VSV được thường xuyên chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hoá.

Có tới khoảng 50-80% các chất dinh dưỡng thức ăn được lên men ở dạ cỏ. Sản phẩm lên men chính là các a-xit béo bay hơi (ABBH), sinh khối VSV và các khí thể (metan và cácbônic). Phần lớn ABBH được hấp thu qua vách dạ cỏ trở thành nguồn năng lượng chính cho gia súc nhai lại. Các khí thể được thải ra ngoài qua phản xạ ợ hơi. Trong dạ cỏ còn có sự tổng hợp các vitamin nhóm B và vitamin K. Sinh khối VSV và các thành phần không lên men được chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hoá.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm