Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá! (SGK Ngữ Văn 9, tập 1) a. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. b. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến

2 câu trả lời

`a)`

`*`Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:

`-` Đoạn văn trên trích từ truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

`-` Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu năm 1948.

`b)`

`-` Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua việc lặp lại các từ: “nghĩ”, "muốn”, “nhớ”.

`-` Những kỷ niệm trong dòng cảm xúc của nhân vật:

`+` Kỷ niệm gắn với những con người ở làng: Những anh em cùng nhau làm việc, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... phục vụ kháng chiến.

`+` Kỷ niệm về những hoạt động, về niềm vui say trong thời kì kháng chiến.

(Bài tham khảo)

a) Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn "Làng" của tác giả Kim Lân.

- Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

b) Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ: " nghĩ ngợi vẩn vơ, vui, náo nức hẳn lên, nhớ làng"

- Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm của ông với làng kháng chiến : muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...