Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Câu 1 : Nhà văn đã đặt nhân vật ông hai vào một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống nào?Cho biết tác dụng của tình huống ấy. Câu 2 : Việc sử dụng điệp từ"lại" trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? CÂU 3: viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước câu 4: Cảm nhận về nhân vật ông sáu trong chuyện ngắn"chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
2 câu trả lời
C1:
-Đó là tình huống truyện đầy bất ngờ, éo le và gay gắt: ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Ấy vậy mà ông lại nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo giặc, lập tề từ miệng của những người dân tản cư.
-Tác dụng: Tạo nút thắt cho câu chuyện. Qua đó tạo điều kiện để diễn biến tâm lí gay gắt, những mâu thuẫn giằng xé trong nhân vật ông Hai, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở ông.
C2:
Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích nhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng luôn nhớ về làng Chợ Dầu.
C3:
Đất nước tôi là VN. Đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gầN gũi yêu thương, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng, lũy tre, bờ đê, cánh đồng lúa chín…Tình yêu đất nước là những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương…Tình yêu đất nước lúc nào cũng cháy bỏng trong mỗi con người. Chúng ta ai ai cũng phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh.
C4:
Đối với người nông dân xưa, làng là nơi họ sinh ra, lớn lên, và trưởng thành ; làng là kết tinh của tất cả những gì tốt đẹp nhất. Và ông Hai - một con người có tình yêu làng và yêu nước nồng đậm cũng vậy. Tuy ông yêu làng bằng một cách rất khác lạ nhưng ta có thể thấy, đây đều là những điều tốt đẹp. Vì tuổi cao sức yếu, nên khi có chiến tranh, ông buộc phải cùng gia đình tản cư đi nơi khác. Sau mỗi giờ lao động mệt mỏi, ông luôn nhớ lại những khoảnh khắc lao động nhộn nhịp của bản thân với các thanh niên khác. Có thể thấy, ông Hai là một điển hình cho người nông dân xưa. Họ luôn yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Và chúng ta cũng vậy, là một người con, ta phải luôn biết yêu thương gia đình cũng như quê hương của mình, để sau này, chúng ta sẽ trở thành hiền tài và giúp ích cho đất nước.
#Nhimato
1/
Nhà thơ đã đặt ông Hai vào tình huống nhớ về những năm tháng được chiến đấu cùng anh em ở làng. Từ đó thể hình yêu làng của ông Hai.
2/
Điệp từ "lại" nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ, tình yêu tha thiết của ông Hai đối với làng mình
3/
húng ta được sinh ra trong hòa bình, được đánh đổi bằng bao mất mát, hy sinh, cống hiến của cha ông. Vì vậy, thế trẻ ngày nay cần bảo vệ và phát huy truyền thống đó. Chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để tương lai cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mỗi người cũng cần ý thức tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước... Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Tóm lại, mỗi chúng ta hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phồn vinh hơn. Mỗi người hãy cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình, nhà trường, xã hội…Làm phong phú đời sống tinh thần. Rèn luyện lối sống và cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh.
4/
Ông Sáu trong truyện "Chiếc lược ngà" là một người lính dũng cảm. Ông Sáu đi lính từ khi con gái chưa tròn một tuổi. Trong những năm chiến đấu ông đã có một vết thẹo trên mặt, đó là minh chứng của chiến tranh và dấu vết của lòng can đảm. Được về thăm nhà, tuy rất muốn ở cùng con thêm vài ngày nhưng ông vẫn quay lại chiến trường đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó ông còn là người cha rất yêu thương con. Ông Sáu mong chờ được đến ôm con nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt của bé Thu khiến ông đau đớn, thất vọng. Trong những ngày ở nhà, ông Sáu rất cố gắng để được gần gũi con. Trong buổi chia li: Ông Sáu bất ngờ, xúc động, không nén nổi xúc động vì tình cảm con gái dành cho mình.