Ở lúa, tính trạng hạt chín sớm là trội so với tính trạng hạt chín muôn. a, Làm cách nào để biết được cây lúa có hạt chín sớm là thuần chủng, Hãy giải thích và minh hoa. b, Lập sơ đồ lai từ P-> F2 khi cho cây lúa thuần chủng giao phấn với cây lúa chín muôn.
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
A : chín sớm
a : chín muộn
a, Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi cho cây lúa chín sớm lai với cây lúa chín muộn.
TH1 : AA X aa
G : A a
F1 : Aa
TH2 : Aa xaa
G : A a
F1 : Aa, aa
b. Aa x Aa
G : A, a A, a
F2 : AA: 2 Aa : 1 aa
3 chín sớm :1 chín muộn
c. Để chon được cây thuần chủng đem lai phân tích
Nếu fa : 100 % trội thì cây đó thuần chủng
Nếu fa phân tính thì cây đó không thuần chủng
Theo bài ra ta quy ước: A - chín sớm, a - chín muộn
a. Để biết một cây lúa có hạt chín sớm là thuần chủng ta sử dụng phép lai phân tích. Cụ thể như sau.
Cây lúa chín sớm có thể có kiểu gen là AA hoặc Aa.
Ta đem lai cây này với một cây lúa chín muộn, cây chín muộn thì luôn có kiểu gen là aa.
Cây lúa chín sớm thuần chủng AA lai với cây lúa chín muộn thì đời con cho toàn Aa - toàn cây chín sớm.
Cây lúa chín sớm không thuần chủng Aa lai với cây lúa chín muộn aa thì đời con cho 1Aa : 1aa ⇒ Có xuất hiện cây chín muộn.
b. Chín sớm thuần chủng lai với chín muộn:
P: AA × aa.
F1: Aa (chín sớm)
F1 × F1: Aa × Aa.
GP: 1/2A : 1/2a 1/2A : 1/2a
F2: 1/4AA : 1/4Aa : 1/4Aa : 1/4aa.
Tỉ lệ kiểu gen: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa.
Tỉ lệ kiểu hình: 3 chín sớm : 1 chín muộn.