“Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa…” Từ đoạn trích trên cùng những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
1 câu trả lời
Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt là của con người. Thiên nhiên không chỉ cung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn… mà còn dạy cho ta những bài học quý báu. Trong cuộc sống, có những câu chuyện đọc xong gấp sách lại, người đọc liền lãng quên ngay sau đó. Nhưng cũng có những câu chuyện tựa như một dòng sông chảy qua, để lại trong tâm hồn ta một lớp phù sa màu mỡ, đem đến cho ta biết bao bài học, nhận thức và tư duy. Tôi mới đọc được một câu chuyện mang tựa đê Hai biển hồ. Qua câu chuyện đó, tôi đà học được một bài học tuyệt vời từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên. Bài học này tôi đã được đọc nhiều lần qua sách vở nhưng đến tận bây giờ tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không?
Theo kiến thức khoa học, biền Chết và biến Galilê là hai biển hồ ở Palestine. Biên Chết có vị trí địa lí không thuận lợi, xung quanh nó không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về bị ứ đọng lại, dần dần tích tụ lượng muối lớn làm cho nồng độ muối trong nước quá cao. Chính vì thế, đúng như tên gọi của nó, ở biển Chết không có bất kì một loài nào có thể sinh sống được. Còn biển hồ Galilê thì hoàn toàn trái lại, khi được đón nhận nguồn nước, nó tràn qua các hồ nhở và sông lạch nên nước trong hồ luôn luôn trong xanh, mát mẻ, mang lại sự sống tràn trề cho cây cối, muông thú và con người xung quanh.
Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản chỉ là những kiến thức thú vị về địa lí mà nó còn là một bài học sâu sắc về cách sống của con người. Điều kì lạ ở đây là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ dòng sông Jordan nhưng sao giữa chúng lại có sự khác biệt đến thế? Ày là vì biển Chết quá tham lam, ích kỉ, chỉ muốn giữ nước cho riêng mình nên nước trong lòng nó mặn đến mức không thể tồn tại sự sống. Ngược lại, biên Galilê khi có được dòng nước mát lành, nó lại sẵn sàng mở rộng lòng mình, không hề ngần ngại mà chia sẻ cho các lạch sông khác và lại nhận được nước tù’ các nơi khác về. Như vậy, qua câu chuyện trên, tác giả muốn nói lên mối quan hệ giữa sự cho và nhận. Qua đó muốn nhấn mạnh: Trong cuộc sống, chúng ta cần có sự đồng cảm, yêu thương, biết sẻ chia và cho đi, không nên giống như biển Chết chỉ biết sống cho riêng mình. Tuy nhiên, đôi lúc giữa con người với con người, cho đi đâu cần nhận lại. Cha mẹ là người trao tặng cho ta sự sống, hi sinh cả một cuộc đời, tần tảo, một nắng hai sương vất vả nuôi nấng chúng ta. Vậy mà những bậc làm cha làm mẹ, nhũng đấng sinh thành cao cả và vĩ đại ấy đâu có đòi hỏi từ ta bất cứ điều gì. Đối với họ, điều duy nhất họ mong muốn khi đứa con trưởng thành chỉ là nó được sống hạnh phúc và trở thành một người tốt mà thôi. Ở xà Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, ai ai cũng biết câu chuyện cảm động về bạn Đoàn Trường Sinh hơn mười năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài gần 5km, qua đèo, vượt suối lại khúc khuỷu, gập ghềnh. Vậy mà Sinh không quản ngại khó khăn, dù trời nắng hay mưa, ngày ngày vẫn cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đến trường. Thật xúc động và đáng khâm phục! Và “cho đi” đâu chỉ là giúp đỡ, chia sẻ về mặt vật chất, tiền bạc mà đơn giản, nó bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhất, những hành động thường ngày. Trong cuộc sống, ta có thể dề dàng bắt gặp những hành động tuy nhỏ nhưng lại vô cùng tử tế và giàu tình yêu thương như: nhường ghế xe bus cho trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi, hiến máu nhân đạo hay đơn giản là mua bút, mua tăm cho hội người khuyết tật, ủng hộ đồ dùng, sách vở khi miền Trung gặp bão lũ… Không chỉ vậy, ta còn thấy rất nhiều những chương trình thực tế, mang tính đồng cảm, sẻ chia như: Vượt lên chính mình, Lục lạc vàng, Trái tim cho em, Điều ước thứ 7… Sự cho đi và nhận lại không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa cúa dân tộc Việt Nam mà nó còn có một tác dụng thần kì, đó là làm cho người gần người hơn. Người nhận cảm thấy ấm áp, được giúp đờ, sẻ chia, còn người cho thì được nhận lại ánh mắt chan chứa yêu thương, hạnh phúc và ấm nóng tình người.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, vẫn có một bộ phận nhỏ những con người ích kỉ, tham lam, chỉ biết sống cho riêng mình. Dường như, họ tự tạo ra cho mình một vỏ bọc vô hình mà chúng ta không thể chui vào vì hàng rào đó rất chắc chắn. Họ ít mở lòng mình, không hòa đồng và thậm chí là khi nào thấy có lợi ích cho bản thân thì mới chịu làm. Ngay trong lớp học của chúng ta, chắc hẳn vẫn có những bạn có biểu hiện của tính ích kỉ như không giúp đờ bạn bè, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh những công việc tập thể, chỉ muốn hưởng quyền lợi. Đó là những hành động cá nhân, vị kỉ, đừng để bản thân mình giống như biển Chết! Đừng để ngọn lửa tâm hồn mình dần dần mờ nhạt và tàn phai! Bởi hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi ta đem nó trao cho người khác.
Còn chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước đang ngồi trên ghế nhà trường, tựa như cánh chim non vừa mới bắt gặp bầu trời lộng gió, chưa có sự trải nghiệm nhiều trong đời sống. Có thế, chúng ta chưa lĩnh hội hết được ý nghĩa sâu xa của câu chuyện, nhưng bằng kiến thức và sự nỗ lực của bản thân, chúng ta sẽ hiểu được rằng: ở đời có luật nhân – quả rất rồ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả đấy, bởi vậy, nếu chúng ta biết yêu thương, sẻ chia và cho đi như biển hồ Galilê thì cũng chính là ta đang tự giúp chính mình, tạo nên được điều kì diệu nhất trong cuộc sống. Chúng ta hãy tự nhủ với chính bản thân mình phải không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi cả về trí tuệ và đạo đức để có thể trở thành một người tốt, một người giàu tình yêu thương.
Hai biển hồ là một câu chuyện hay, đầy tính nhân văn và mang tính giáo dục thế hệ trẻ sâu sắc. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp: sống phải biết yêu thương, sẻ chia và cho đi, đó cũng chính là cách để ta giúp chính bản thân mình:
Sống trong đời sống Cân có một tẩm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.
(Một tấm lòng, Trịnh Công Sơn)
Người ta nói: “Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nó cho đi”. Con người sống với nhau cần có sự chia sẻ bởi một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Đó là bài học mà tôi nhận được từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm nay những mầm ươm tươi tốt, đã tặng ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Bạn hãy tìm hiểu, cảm nhận và chia sẻ những món quà thú vị của cuộc sống nhé!