Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Hãy khám phá xứ sở của cái đẹp qua tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long Lập dàn bài giúp mik với ạ, hông chép mạng nha, mik cảm ơn nhiều!!!!

2 câu trả lời

A, MB

- giới thiệu tác giả tác phẩm: Nguyễn Thành Long chính là nhà văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với sở trường là về truyện ngắn và ký. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác trong chuyến lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập "GIỮA trong xanh" in năm 1972.

- GIỚI thiệu ý kiến: Có ý kiến cho rằng "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Đến với Sa Pa năm ấy, tác giả Nguyễn Thành Long đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, đặc biệt là câu chuyện của những con người đang hết mình làm việc vì sự nghiệp chung của đất nước tiến tới xã hội chủ nghĩa.

B, TB

1, Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa

- Đầu tiên, trong truyện ngắn, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của một vùng đất hùng vĩ, tráng lệ và tươi đẹp. Ta thấy được hình ảnh của những rặng đào, của những đàn bò đang chuông ở cổ lững thững, rừng cây đang được nắng chiếu rực rỡ, rồi những cây thông cao tít và những cây tử kình nhô cao.

- Vẻ đẹp của Sa Pa còn đến từ sự mờ ảo của mây và sương bao trọn lấy không gian. Sa Pa chính là vùng đất mang đến vẻ đẹp hoang sơ rất riêng không thể nào quên được trong trái tim của du khách.

2, Vẻ đẹp của con người Sa Pa

- Thứ hai, trong truyện ngắn, cái đẹp của Sa Pa còn đến từ những con người trong truyện. Một người là cô kỹ sư giỏi giang, một người là bác họa sĩ già đi tìm kiếm cảm hứng nghệ thuật và người còn lại là anh thanh niên đo khí tượng với cuộc sống trên đỉnh Yên Sơn quanh năm tuyết phủ. Mỗi người một công việc nhưng ở họ, chúng ta thấy được sự cống hiến và làm việc, thấy được vẻ đẹp của lao động trong sự nghiệp cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

- Đặc biệt là anh thanh niên. Thật vậy, ở anh thanh niên, chúng ta thấy được một lý tưởng sống của thế hệ trẻ VN thời kỳ dựng xây và phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

- Đầu tiên, điều mà chúng ta thấy được đó là hoàn cảnh sống của anh. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là "người cô độc nhất thế gian". Đã mấy năm nay anh "sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo". Còn về công việc thì anh công tác đo đạc số liệu thời tiết, rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa đây là một công việc khá thử thách và đòi hỏi nhiều kiên trì và tình yêu nghề. Vì nhiều đêm anh phải "đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ", hay như thức dậy giữa đêm. Có những lúc anh thấy cô đơn vô cùng nhưng sau tất cả, anh rất yêu công việc của mình.

- Tiếp theo, điều mà bạn đọc thấy nể phục đó chính là quan niệm sống của anh: "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?"; "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Ta có thể thấy được tình yêu nghề, lòng ham mê công việc và tinh thần trẻ cống hiến vô cùng đáng quý ở anh.

- Ngoài ra, tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp cuộc sống và tìm niềm vui từ công việc của mình. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người" và lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.

- Tuy nhiên, dù công việc có vất vả nhưng ở anh, chúng ta lại thấy được tinh thần khiêm tốn đáng quý. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường và nhỏ bé, chẳng bõ bèn gì. Tóm lại, ở nhân vật anh thanh niên, chúng ta thấy được một tinh thần trẻ tràn trề nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nghề và khiêm tốn, giản dị đáng quý vô cùng

C, KB

Tóm lại, xứ sở cái đẹp mà truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đem đến đó chính là vẻ đẹp của những con người lao động và cống hiến cho đời. Truyện ngắn ra đời đã lâu nhưng sức sống của nó để lại trong lòng bạn đọc vẫn vô cùng ấn tượng và bền lâu.

`→` Ý kiến của Thạch Lam rất xác đáng :

`-` Một trong những chức năng của văn học là chức năng thẩm mỹ vì vậy đi tìm và phát hiện cái đẹp chính là công việc, là sứ mệnh của nhà văn.

`-` Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được nên không nhất thiết phải cần đến vai trò của nhà văn.

`-` Nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới nên họ cần phải đi tìm, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những đối tượng, ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp.

`-` Công việc ấy của nhà văn giúp người đọc thêm tin tưởng, có cái nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống.

`-` Muốn làm tốt công việc ấy nhà văn cần phải gắn bó với cuộc sống, con người, có cái nhìn sâu sắc, tinh tế và có tài trong việc thể hiện cái đẹp tiềm ẩn.

`-` Không chỉ vậy, Sapa còn được tô điểm bởi các loại cây. Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa lên trên màu xanh của rừng”. Rồi hình ảnh của những cây thông rung tít trong nắng càng tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của Sapa.

`=>` Có thể nói, bằng ngòi bút tài hoa của mình, tác giả đã cho chúng ta chiêm ngưỡng những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên Sapa với những nét độc đáo riêng biệt: sống động mà giàu chất thơ.

`*` Hình ảnh anh thanh niên.

`-` Hoàn cảnh sống đặc biệt

`-` Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây mù, tuyết phủ. Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.

`=>` Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn.

`#` `Tranhoang40860`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
23 giờ trước