“… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.” Câu 1: Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? Câu 2: Viết đoạn văn (10-12 câu) theo lối T-P-H trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp qua tác phẩm “Làng” – Kim Lân?
2 câu trả lời
1. "Ai người ta chứa"
2. Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông dân trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình nên thường khoe và tự hào làng của ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “ Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”. Gặp đoàn tản cư ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho biết làng ông làm Việt gian theo Tây. Ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “ da mặt tê rân rân, cổ nghẹn đắng lại, không thở được”, “ông cúi gằm mặt, lảng đi về nhà”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú ở nhà không dán ra ngoài, hay cáu bẳn, gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn cảnh đó ông đấu tranh giằng xé: hay là về làng? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt phắt đi vì về làng tức là theo Tây, bỏ Cụ Hồ, bỏ kháng chiến. Trong sự bế tắc đó, ông tâm sự với con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi được tin cải chính, ông Hai như người chết sống lại, ông lại sung sướng đi khoe làng bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng ông là làng Cách mạng, làng kháng chiến
1. "Ai người ta chứa"(Câu rút gọn, đã lược bỏ phần chủ ngữ).
2. Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông dân trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình nên thường khoe và tự hào làng của ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “ Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”. Gặp đoàn tản cư ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho biết làng ông làm Việt gian theo Tây. Ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “ da mặt tê rân rân, cổ nghẹn đắng lại, không thở được”, “ông cúi gằm mặt, lảng đi về nhà”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú ở nhà không dán ra ngoài, hay cáu bẳn, gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn cảnh đó ông đấu tranh giằng xé: hay là về làng? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt phắt đi vì về làng tức là theo Tây, bỏ Cụ Hồ, bỏ kháng chiến. Trong sự bế tắc đó, ông tâm sự với con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi được tin cải chính, ông Hai như người chết sống lại, ông lại sung sướng đi khoe làng bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng ông là làng Cách mạng, làng kháng chiến.
XIN HAY NHẤT Ạ!