Những cơ hội và thách thức toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển (lấy dẫn chứng minh họa qua liên hệ thực tế của Việt Nam) ( bài 4 địa lý 11)

2 câu trả lời

Những cơ hội và thách thức toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển (lấy dẫn chứng minh họa qua liên hệ thực tế của Việt Nam)

Trả lời:

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển:

- Cơ hội:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Ví dụ : Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội mà để ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

Ví dụ : Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin...) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.

+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

- Thách thức:

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kì); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước....

Cần có vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.

Ví dụ: Ở Việt Nam,một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người.…

+Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.  

Ví dụ: Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,…

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển:

1. Cơ hội:

- TCH cho phép các nước có cơ hội và điều kiện để tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận kĩ năng và kinh nghiệm quản lí từ các nền kinh tế phát triển cao nhất.

- TCH truyền bá và chuyển giao trên qui mô ngày càng lớn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh, đưa kinh nghiệm và kiến thức đến các dân tộc ở nhiều nước, đến từng gia đình, đến từng người dân, góp phần cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- TCH tạo khả năng phát triển, rút ngắn thời gian và mang lại nguồn lực quan trọng rất cần thiết cho các nước đang phát triển từ nguồn lực vật chất đến tri thức và kinh nghiệm, về chiến lược dài hạn, về tổ chức tiến hành ở cấp vĩ mô quốc gia đến cấp vi mô từng doanh nghiệp.

- TCH thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn.

- Nhờ TCH phát triển, các nguồn nhân lực có điều kiện di chuyển, trao đổi cho nhau, giúp nhau tạo lợi thế so sánh. (Vd: giá thành sản xuất ra 1 chiếc gắn máy hoặc một chiếc tivi ở Việt Nam rẻ hơn sản xuất tại Nhật Bản…)

- TCH mở ra khả năng phối hợp các nguồn lực giữa các quốc gia, dân tộc để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như dân số, môi trường, khủng hoảng kinh tế… 

2. Thách thức:

- TCH đã phân phối không cân bằng các cơ hội và lợi ích giữa các khu vực, giữa các quốc gia và trong từng nhóm dân cư. Do đó TCH làm gia tăng thêm tình trạng bất công, phân hoá giàu nghèo.

- Với việc hội nhập kĩ thuật, công nghệ hiện đại được du nhập tạo ra khả năng, nâng cao năng suất lao động, đồng thời các dòng hàng hoá dịch vụ của các nước phát triển có lợi thế sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Từ đó nảy sinh cạnh tranh gay gắt, nảy sinh thất nghiệp, phá sản, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội.

- TCH đem đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại kèm theo hậu quả về môi trường xã hội (mất đi bản sắc dân tộc đối với các lớp trẻ sinh ngoại Vd: một số trẻ em hiện nay sống ở nước ngoài không biết nói tiếng Việt, không biết về quê cha đất tổ, cội nguồn ông, bà mình ở đâu?; Âu hoá, Mỹ hoá trên chính quê hương mình. Vd: xem đồng tiền là trên hết, ăn mặc không hợp với mọi người xung quanh, ít quan tâm và giúp đỡ đến hàng xóm xung quanh, mặc dù mình có khả năng giúp… )

- Làm phổ biến lan tràn nhanh các dịch bệnh, phổ biến văn hoá ngoại lai, lối sống trái với thuần phong mỹ tục vốn có.

- TCH đặt các nước phát triển trước những thách thức mà vượt qua thắng lợi thì cái được là rất lớn, còn ứng phó thất bại thì cái mất cũng rất lớn. Vì vậy mổi quốc gia cần có chiến lược thông minh, điều chỉnh kịp thời để có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội và vượt qua thách thức. Toàn cầu hoá có thể đem lại tăng trưởng cao cho các nước đang phát triển nhưng cũng hàm chứa những tác động nguy hại đến môi trường và xã hội. Mặt trái của việc mở cửa, hoà nhập có thể là khả năng phát triển không bền vững. Nếu các nước đang phát triển không có sự kiểm soát chặt chẽ quá trình hội nhập thì nguy cơ trở thành “bãi thải công nghệ” của các nước phát triển sẽ trở thành sự thật , nguồn tài nguyên sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm, vốn bị thất thoát và các vấn đề tiêu cực khác của xã hội (mức độ phân hoá giàu nghèo…).

3.Liên hệ Việt Nam:

- Tình hình nhập khẩu công nghệ của Việt Nam: theo thống kê gần đây, 50% số máy móc công nghệ mà nước ta nhập khẩu trong những năm vừa qua thuộc loại lạc hậu, thậm chí có loại được sản xuất từ cuối những năm 20 của thế kỉ XX.

- Toàn cầu hoá - sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu: Hội nhập là tất yếu: Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình phát triểncủa toàn cầu hoá kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự liên kết vào nền kinh tế thị trường thế giới theo những nguyên tắc và cam kết cơ bản của WTO, được vận dụng thích hợp với các liên minh kinh tế khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những định hướng cơ bản để Việt Nam thu hút ngoại lực nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

*CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm