Những câu chuyện đẹp, những việc làm tốt, những tấm gương xung quanh về các bạn học sinh vươn lên trong cuộc sống, nổ lực vượt khó

2 câu trả lời

1.Nguyễn ngọc Ký

Những tấm gương về vượt khó học tập chưa bao giờ là thiếu trên cả nước.Và câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng trong những điều tối tăm ấy.Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh.Thế nhưng khi lên 4 một cơn bạo bệnh bất ngờ,đã cướp đi cả hai bàn tay của ông,kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa,và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.Sau ngày hôm đó Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn.Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập.Và sau ngày hôm đó,quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.Lúc đầu thầy tâm sự,viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn,vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả.Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O,Chữ A và sau đó còn vẽ được thước,xoay được compa,làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi,từng được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu cao quý,cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học

2.Nguyễn Văn Duy vượt qua bi kịch cuộc sống

Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.

Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.

Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.

3.Nguyễn Thị Kim Anh nghị lực vượt khó trong học hành

Nguyễn Thị Kim Anh quê ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, bởi em đã mồ côi mẹ từ khi mới 10 tuổi, bố em lại bị câm, điếc bẩm sinh, không có khả năng lao động. Là chị cả của 2 em nhỏ, Kim Anh luôn phải tự làm tất cả mọi việc trong gia đình và chăm sóc các em. Đi học về là em lại dành hết thời gian cho việc chăm sóc các em và lo nhà cửa, đồng ruộng. Còn phần thời gian ít ỏi vào buổi tối hoặc khuya em giành cho việc học để chuẩn bị bài ngày hôm sau. Những nỗ lực của Kim Anh đã được đền đáp xứng đáng khi em đạt 27 điểm trong kì thi đại học năm nay và trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương Hà Nội. “Em muốn trở thành một nhà kinh tế để sau này khi ra trường sẽ tự mình tìm việc dễ hơn và đấy cũng là con đường thoát nghèo của gia đình”- Kim Anh tâm sự.

4.Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng

Vốn có niềm đam mê mảnh liệt vơi công nghệ thông tin.Thế nhưng số phận lại trêu đùa khi từ nhỏ anh đã mắc chứng bệnh liệt toàn thân.Những tưởng cánh cửa ước mơ đã dần khép lại đối với anh.Thế nhưng niềm đam mê về học tập ở thế giới công nghệ thông tin là vô bờ.Anh đã lấy điểm yếu của bản thân làm động lực cho cuộc sống.Tiếp tục học hỏi,rèn luyện và mở trung tâm công nghệ thông tin cho người khuyết tật.Để giúp đỡ hàng triệu số phận giống như mình,có cơ hội được học tập.

5. Đoàn Phạm Khiêm - Người soạn từ điển cho trẻ câm điếc

Là một trong số ít những người khuyết tật theo đuổi việc học.Đoàn Phạm Khiêm đã đỗ đại học chính quy (thủ khoa ngành hội họa, Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM năm 2009).Ít ai biết rằng trong quá khứ đau thương của anh.Khi chỉ mới 1 tuổi.Cơn sốt co giật ập đến,đã làm mất đi vĩnh viễn khả năng nói và viết của anh.Cuộc sống tương lai tưởng chừng sụp đỗ khi anh lơn dần.Thế nhưng bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ.Anh bắt đầu làm quen với ngôn ngữ,chữ cái bằng kí hiệu.Sau nhiều năm anh vinh dự là 1 trong 5 người xuất sắc nhất trong dự án biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để dạy cho người câm điếc trong cả nước.Đồng thời anh trực tiếp là giảng viên để giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình.Vì những chuyện ấy anh đã từng đã phải một mình trải qua,và hiểu nó khó khăn đến thế nào,..

1.Nguyễn ngọc Ký

Những tấm gương về vượt khó học tập chưa bao giờ là thiếu trên cả nước.Và câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng trong những điều tối tăm ấy.Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh.Thế nhưng khi lên 4 một cơn bạo bệnh bất ngờ,đã cướp đi cả hai bàn tay của ông,kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa,và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.Sau ngày hôm đó Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn.Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập.Và sau ngày hôm đó,quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.Lúc đầu thầy tâm sự,viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn,vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả.Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O,Chữ A và sau đó còn vẽ được thước,xoay được compa,làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi,từng được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu cao quý,cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học

2. Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ

Là một trong những nạn nhân bất hạnh vô tình nhận lấy sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam.Nguyễn Sơn Lâm sinh ra đã không được bình thường, vì dị tật ở hệ xương.Chân tay mềm yếu,với bộ khung ‘’xương thủy tinh’’ anh không thể cao lớn,hoạt động sinh hoạt bình thường như bạn bè cùng trang lứa.Từ đó sinh ra mặc cảm,tự ti và muốn buông bỏ số phận.Từ đó việc đến trường của Lâm cũng không còn nữa.Trong những tháng ngày sống với những nỗi buồn mặc cảm ở nhà.Thương con không được như bạn bè, mẹ của anh đã sưu tầm sách báo, những câu chuyện nói về tấm gương vượt khó vươn lên để kể cho anh nghe.Hiểu được tấm lòng và sự động viên của Mẹ.Hết lớp 12 Lâm đã thi đỗ 2 trường Đại Học.Hiện nay, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Đào tạo Tỏa sáng đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, là một người niềm đam mê ngoại ngữ, anh có thể nói thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp. Đặc biệt, với cơ thể chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm, vào tháng 10/2011, anh là người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Phan xi păng - nóc nhà Đông Dương bằng nạng gỗ.

3. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đỉnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập.Tương truyền rằng,thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn lanh lợi,thông minh.Những lại là con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí.Hàng ngày mọi đứa bé khác đi học,thì ông lại phải vào rừng kiếm cũi.Vốn bản tính ham học,nhưng nhà lại nghèo không có tiền.Thế nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi luôn ghé đến lớp học của Thầy Đồ gần nhà trong làng,đứng ngoài cửa ngấp nghé với bó củi sau lưng để học ‘’ké’’.Nhiều ngày Thầy Đồ thấy tội nên đã cho vào lớp ngồi cùng các bạn.Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng,thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.Ấy thế mà bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

4.Nguyễn Văn Duy vượt qua bi kịch cuộc sống

Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.

Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.

Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm