Nhớ ôi tây tiến cơm lên khói mai châu mùa em thơm nếp xôi Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên ở câu thơ trên( phân tích hình ảnh chị tiết làm nên nét đặc sắc ấy) Nhận xét về hình ảnh đoàn quân Tây Sơn Tiến hiện lên trên nền cảnh thiên nhiên liệu ấy

1 câu trả lời

Zuiiyy

Khung cảnh chiến trường Tây Tiến vừa hùng vĩ, dữ dội, lại vừa thơ mộng, trữ tình. Bên cạnh núi rừng hiểm trở với độ cao rợn người là một mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi, bên cạnh vùng đất hoang dại chứa đầy bí ẩn ghê gớm của rừng thiêng với thác gầm thét, với cọp trêu người là một bản làng có cơm lên khói, có mùi thơm nếp xôi và những cô gái xinh đẹp như những bông hoa rừng. Đây là khung cảnh thực của chiến trường Tây Tiến đã được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến, phần đông là thanh niên Hà Nội, và được Quang Dũng miêu tả rất thành công bằng miêu tả thủ pháp nghệ thuật, đặc biệt là thủ pháp đối lập.

`-` Đối lập giữa hai câu thơ về cả hình ảnh, nhịp điệu, thanh điệu:

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

(hai thanh trắc ở cuối câu).

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (toàn thanh bằng, chủ yếu là thanh không dấu).

- Đối lập giữa hai cặp câu thơ:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét.

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

`->` hoang dại, dữ dội, ác liệt.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

`->` nhẹ nhàng, tươi mát, thanh bình.

`-` Thủ pháp nhân hóa, cường điệu: súng ngửi trời, cọp trêu người,...

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy cũng rất đẹp:

`-` Có cái tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội `-` cũng là sự chiến thắng thiên nhiên ác liệt khi các anh đã “chạm” đến trời, đã lên đến đỉnh cao nhất của chiến trường miền Tây để đánh giặc:

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

`-` Có sự hòa hợp thật đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi..

`-` Và ngay đến cái chết, sự ra đi của các anh cũng thanh thản, đẹp tuyệt vời.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa.

Gục lên súng mũ bỏ quên đời `!`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm