Nhận xét về triều nguyễn bắt trương định phải bãi binh

2 câu trả lời

  • Giai đoạn thứ nhất (1802–1884) được coi là giai đoạn độc lập, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.[9] Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên nền tảng Nho giáo và xóa bỏ các cải cách theo hướng tiến bộ[cần dẫn nguồn] của nhà Tây Sơn. Trong thời kỳ này, nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của người dân[10]. Thời kỳ Minh Mạng lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ ở Campuchia nên đã khiến ngân khố cạn kiệt, đến thời Tự Đức thì mọi mặt của đất nước đều sút kém đi. Từ thập niên 1850, một nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp  thương mại, cải cách quân sự  ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số, còn đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách và mở cửa đất nước nên Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này.[11] Nước Đại Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm.
  • Giai đoạn thứ hai (1884–1945) được coi là giai đoạn bị Pháp xâm lược và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Gia Định. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước cắt nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến ở Bắc Kỳ. Đến năm 1884 thì nhà Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn Việt Nam. Pháp có thực quyền cai trị, còn các vua nhà Nguyễn tuy vẫn giữ ngôi vua nhưng chỉ còn là bù nhìn, quân Pháp có thể tùy ý phế lập vua nhà Nguyễn sau đó. Giai đoạn này kết thúc khi Nhật đảo chính Pháp nhưng thua Mỹ cùng khối Đồng Minh trong Thế chiến 2 rồi Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngay sau đó vào ngày 30 tháng 8 năm 1945.
  • --------------------------------học tốt----------------------

Trương Định còn có tên là Trương Công Định, ông sinh năm 1820 ở phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi cho đến năm 24 mới theo cha là Trương Cầm, người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định (thời vua Thiệu Trị). Trương Định là người chí dũng song toàn. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, ông đã đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập lập ấp ở Gò Công, Gia Định. Với công lao đó, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên dân chúng còn gọi ông là Quản Định.

Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định (1820 - 1864).

Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Ngay lúc đó Trương Định đã đem nghĩa binh của mình lên đóng quân ở Gia định. Ông đã lập được nhiều chiến công trên phòng tuyến từ Gò Cây Mai đến Thị nghè và các trận đánh ở trung tâm Sài Gòn.

Đầu năm 1861, Trương Định rút quân về Gò Công thuộc huyện Tân Hòa (Gia Định), quyết tâm chiến đấu lâu dài. Thời gian này Trương Định đã chiêu mộ thêm binh sĩ, tích lũy lương thực, chế tạo, mua sắm vũ khí và đã xây dựng Gò Công thành một căn cứ kháng chiến. Số nghĩa quân có tới ngàn người, thường tổ chức những trận phục kích giặc và đã đánh thắng nhiều trận. Trương Định đã thường xuyên liên hệ , hợp tác với hầu hết các sĩ phu yêu nước, các đầu mục, các văn thân mộ nghĩa trong vùng, nhanh chóng phát triển thế lực. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân ngày càng rộng khắp ở Gò Công, Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn thuộc Định Tường, Gia Định, lan rộng ra hai bên nhánh sông Vàm Cỏ từ biển Đông kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Năm 1862, triều đình Huế phong cho Trương Định chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định. Phối hợp với phong trào chung các nơi, cuộc khởi nghĩa của Trương Định ngày càng lớn mạnh. Trong năm 1862, phong trào dâng lên khắp nơi, lôi cuốn tuyệt đại bộ phận nhân dân tham gia. Tháng 3 năm 1862, quân Pháp đã phải rút khỏi nhiều đồn vì sợ bị nghĩa quân tập kích tiêu diệt. Phần lớn các thị trấn, các quận huyện quan trọng của hai tỉnh Gia Định và Định Tường đều được giải phóng. Pháp chỉ còn giữ ấy tinnhr thành và một số ít đồn bị cô lập nên rất hoang mang, lo sợ.

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế đã phản bội lại quyền lợi của nhân dân, ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa quân và bắt ông nhận chức lãnh binh tỉnh An Giang thuộc miền Tây Lục tỉnh. Nhưng Trương Định chống lại lệnh của triều đình ở lại Gò Công cùng nhân dân kháng chiến. Trong tình thế ấy chính nhân dân và nghĩa quân đã tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên soái.

Tranh “Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái” (tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Muốn Trương Định ngừng bắn để Pháp trả lại Vĩnh Long, vua Tự Đức cử Phan Thanh Giản nhiều lần dụ Trương Định tuân lệnh triều đình, nhưng ông dứt khoát trả lời: “Nhân dân ba tỉnh muốn như xưa nên họ suy tôn chúng tôi đứng đầu. Chúng tôi không thể làm khác hơn điều mà chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến ở cả miền Đông và miền Tây. Chúng tôi chống địch, đánh địch và cuối cùng sẽ thắng địch. Nếu ngài còn nói tới hòa nghị với giặc thì chúng tôi phản đối mệnh lệnh của triều đình”.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, nghĩa quân của Trương Định nổi lên khắp mọi nơi không những ở Gò Công mà còn ở Bà Rịa, Cần Giờ, Chợ Lớn…quân số địch bị giảm sút, bị bao vây bốn phía, bối rối nhiều mặt. Trong trận đánh đồn Rạch Tra, trên đường Sài Gòn – Tây Ninh, đồn trưởng Pháp bị giết chết, nghĩa quân thu được vũ khí, đạn dược, pháo hạm của địch trên sông Vàm Cỏ Đông. Ở Biên Hòa, hàng vạn đồng bào đều nhất loạt nổi dậy, nghĩa quân làm chủ đường Sài Gòn – Biên Hòa, Pháp bị đẩy vào tình thế lúng túng, bị động. Trước tình hình đó, chính phủ Pháp điều động tăng cường quân đội, chúng tổ chức cuộc tiến công lớn vào căn cứ kháng chiến ở Gò Công.

Cuộc kháng chiến đã diễn ra ác liệt suốt ba ngày liền, nghĩa quân của Trương Định đã chiến đấu anh dũng trong căn cứ Tân Hòa, (Gò Công). Nhưng ngày 28 tháng 2 năm 1863, căn cứ Tân Hòa bị mất. Tuy bị tổn thất nhưng nghĩa quân Trương Định vẫn tiếp tục hoạt động. Ngày 20 tháng 8 năm 1864, trong một trận chiến đấu quyết tử với giặc, ông bị bắn gẫy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo tồn khí tiết khi tuổi đời mới 44 tuổi. Sự hy sinh của ông là tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và nhân dân ta lúc bấy giờ.

Tượng đài anh hùng dân tộc Trương Công Định tại thị xã Gò Công (Tiền Giang)

Trong suốt những năm từ 1861 đến tháng 8 năm 1864, nghĩa quân của Trương Định đã làm cho quân Pháp khiếp sợ với nhiều chiến thắng ở Gò Công, Rạch Giá, Quý Sơn, Tân An và nhiều vùng khác ở khắp tỉnh miền Đông. Ngay cả Vial- một quan cai trị cao cấp của Pháp thời ấy đã gọi Trương Định là “Nhà đại lãnh tụ của quân khởi nghĩa”. Còn đối với nhân dân, đặc biệt là nhân dân Gò Công, Nam Bộ xem Trương Định là người anh hùng dân tộc.

Đền thờ và mộ phần anh hùng dân tộc Trương Công Định tại thị xã Gò Công (Tiền Giang)

Qua bao đời nay, nhân dân Gò Công đã xây dựng, tu sửa, tôn tạo mộ, đền thờ và dựng tượng Trương Định. Hàng năm vào hai ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch, Gò Công đều tổ chức lễ hội Văn hóa anh hùng Trương Định với mục đích hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức của tiền nhân đối với dân tộc và đất nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm