Nhận xét quy mô dân số , tình hình dân số nước ta , cơ cấu dân số nước ta chuyển dịch theo hướng nào
2 câu trả lời
Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta - Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. - Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: + Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. + Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.
b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do: - Quy mô dân số nước ta lớn. - Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và "tiềm năng sinh đẻ" còn cao.
* Quy mô dân số:
Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới ( 79,7 triệu người năm 2002).
* Gia tăng dân số.
- Gia tăng dân số nhanh.
- Nguyên nhân: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
- Hậu quả: gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
- Biện pháp: Trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt chính sách dân số (kế hoạch hoá gia đình) nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Tuy nhiên, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khác nhau giữa các vùng:
+ Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
+ Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
* Cơ cấu dân số.
- Cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: đang có sự thay đổi
+ Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
+ Thấp ở các luồng xuất cư: đồng bằng sông Hồng.
+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước