Nhận xét quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ: Đã mang tiếng ở trong lòng đất Phải có danh gì với nói sông

2 câu trả lời

Bài thơ “Đi thi tự vịnh " được Nguyễn Công Trứ viết từ thuở hàn vi, đầy chí khí hăm hở của kẻ sĩ. Trong bài có câu thơ từng được nhiều người yêu thích và truyền tụng:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông".

Câu thơ “Đã mang tiếng ở trong trời đất”, chủ thể trữ tình là ai? Đó là kẻ nam nhi, kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. Câu thơ nêu bật vai trò và vị thế của kẻ làm trai, của đấng nam nhi trong cuộc đời, trong vũ trụ.

Câu thơ thứ hai “Phải có danh gì với núi sông” là một lời tuyên ngôn tự tin, tự hào. Hai tiếng “phải có” là sự khẳng định trách nhiệm, nghĩa vụ của kẻ làm trai. “Danh” ở trong câu thơ là danh tiếng, là công danh, sự nghiệp ở đời; “với núi sông" là với đất nước; “núi sông” trường tồn, vĩnh hằng thì “danh” cũng luôn truyền mãi mãi.

Có thể nói, hai câu thơ trên của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện một quan niệm sống đẹp và tích cực của kẻ sĩ. Là chí nam nhi, là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại

Theo quan niệm của các nhà nho xưa kia, kẻ sĩ là phải lập thân bằng con đường khoa cử. Triều đình phong kiến chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Sĩ tử phải dấn thân vào con đường thi cử, thi thố tài năng với thiên hạ, mong ghi tên vào bảng vàng bia đá để làm quan. Làm quan là để thực hiện lí tưởng trung quân ái quốc. Gặp thời loạn thì giúp vua dẹp giặc đem lại thái bình cho quê hương. Trong thời bình thì đem tài kinh bang tế thế, trị nước cứu đời, làm cho đất nước cường thịnh. Là đấng trượng phu, là kẻ nam nhi không thể sống tầm thường, không thể ru rú nơi xó nhà, mang thân phận phường giá áo túi cơm.

Kẻ sĩ chân chính phải bằng tài đức, qua rèn luyện “thập niên đăng hỏa” ở cửa Khổng sân Trình, dùi mài kinh sử và bằng con đường thi cử, đỗ đạt, làm nên những công việc phi thường như dời non lấp bể, đội đá vá trời, ghi danh vào sử sách, làm rạng rỡ gia đình, dòng họ, làm vẻ vang cho đất nước, quê hương.

Quan niệm trên đây của Nguyễn Công Trứ rất đúng đắn và tích cực đối với một nhà nho, một kẻ sĩ hăm hở lập thân trong xã hội cũ. Cái “danh” mà nhà thơ nói đến không phải là danh hão, là hư danh, là thứ danh lợi vị kỉ tầm thường. Công danh sự nghiệp phải là tiếng thơm, là những công cuộc ích quốc lợi dân, là công danh sự nghiệp được đo bằng tầm vóc phi thường, là tài năng, đạo đức xuất chúng. Kẻ dốt nát, tham lam, loại hạ lưu... không thể nào có cái danh ấy. Câu thơ trên đây thể hiện một tâm thế tuyệt đẹp của kẻ tài trai, của đấng nam nhi mang khát vọng công danh, mang hoài bão tung hoành "Phải có danh gì với núi sông".

Hai câu thơ “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông " rút trong bài thơ "Đi thi tự vịnh", vì thế “danh” phải gắn liền với bảng vàng bia đá. Nguyễn Công Trứ có lúc lại viết:

"Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,

Không công danh thời nát với cỏ cây".

(Phận sự làm trai)

Như vậy có nghĩa là: muốn làm nên công danh thì phải có trung hiếu; kẻ sĩ không có công danh thì cuộc đời cũng mất hết ý nghĩa, trở nên vô nghĩa "nát với cỏ cây". Có danh là được ghi tên vào sử sách, để lại tiếng thơm cho đời:

"Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ

Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh".

Có tài mới có danh. Có đức mới có danh. Có chí nam nhi, có nợ tang bồng mới mong làm nên công danh sự nghiệp: Lập thân, lập công danh là khát vọng ở đời:

"Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,

Nợ tang bồng vay trả trả vay.

Chí làm trai nam, bắc, đông, tây,

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể..."

(Nợ tang bồng)

Theo Nguyễn Công Trứ thì công danh luôn luôn gắn liền với chí anh hùng. Có chí anh hùng mới lập nên công danh, để lại tiếng thơm cho muôn đời: "Túi kinh luân từ trước đến ngàn sau / Hơn nhau một tiếng công hầu" (Trên vì nước, dưới vì nhà).

Nguyễn Công Trứ là một tài năng đích thực, đi thi: đỗ giải nguyên. Cầm quân "Có lúc bình tây cờ đại tướng". Làm quan, lúc thì ‘Tổng đốc Đông", khi thì giữ chức "Phủ doãn Thừa Thiên". Ông đã di dân lập ấp, lấn biển, sáng lập ra hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn trên miền Bắc nước ta. Đến nay vẫn được nhân dân ca ngợi và lập đền thờ.

Quan niệm về công danh, về chí nam nhi, nhân dân ta từng ca ngợi những con người

công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.

Hai câu thơ đã thể hiện quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông"
Không gian ở đây mang tầm vóc vũ trụ - "trong trời đất", "núi sông". Hai tiếng "Phải có" vang lên dõng dạc với âm hưởng hào hùng khẳng định ý chí quyết tâm lập công danh của người anh hùng. "Danh" ở đây mang ý nghĩa là "công danh sự nghiệp" - một phạm trù theo quan niệm Nho giáo, đồng thời cũng là lí tưởng của bậc nam nhi thời phong kiến. Trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ, công danh sự nghiệp đã vượt thoát khỏi quan niệm cá nhân thông thường và được nâng cao mang ý nghĩa cộng đồng, song hành sóng đôi với hình tượng "núi sông" - cách nói ẩn dụ cho giang sơn, tổ quốc. Theo Nguyễn Công Trứ: con người phải lưu danh, làm nên nghiệp lớn bằng việc vượt thoát danh lợi cá nhân và gắn bó công danh của bản thân với sự nghiệp chung của dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm