nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng tình cảm quan niệm của mình về cuộc đời giải thích và làm sáng tỏ nhận định đó thông qua nhân vật thị trong Vợ NHặt của kim lân

1 câu trả lời

A. Mở bài

 - Giới thiệu nhận định

 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

 - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn là góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn về cuộc đời:

- Tư tưởng: Nhận thức, sự lí giải và thái độ của nhà văn đối với đối tượng, với những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm.

- Tình cảm/Tình cảm thẩm mĩ: Những rung động, xúc cảm thẩm mĩ đối với thực tại, bộc lộ toàn bộ thế giới tinh thần cũng như cá tính và kinh nghiệm xã hội của nhà văn.

- Quan niệm/Quan niệm nghệ thuật về cuộc đời: Nguyên tắc tìm hiểu, cắt nghĩa thế giới và con người; thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề sáng tác, ở kiểu nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, ở cách xử lí các biến cố... của nhà văn.

2. Phân tích nhân vật

-  Tên gọi: Nhân vật này không có tên, được gọi là “thị”, “người đàn bà”, “người con dâu”, đây là cách gọi khiến cho tính khái quát càng rộng, trong hoàn cảnh bấy giờ có muôn vàn người đàn bà rơi vào cảnh ngộ đáng thương như thế.

-  Lai lịch, gốc gác: Không được giới thiệu cụ thể, không ai biết gốc tích của chị, “ngồi vêu ra ở cửa kho, nhặt hạt rơi, hạt vãi hay ai có việc gì gọi đến thì làm”.

-  Người “vợ nhặt” không quê hương, không quá khứ, một thân phận lênh đênh,trôi dạt trong thảm họa đói khát.

- Ngoại hình: Miêu tả rất tỉ mỉ

 + “Cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”.

 + Tác giả quay lại lần thứ hai gặp Tràng: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”

-  Cử chỉ, hành động

 + Cử chỉ: “điệu bộ chao chát, chỏng lỏn mất hết vẻ dịu dàng, nữ tính”.

 + Hành động

   Lần đầu nghe câu hò của Tràng: “Ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, “Thị liếc mắt, cười tít”.

   Lần khác gặp lại Tràng: sưng sỉa, trách móc “điêu, người thế mà điêu”.

   Khi được Tràng mời ăn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sang lên”, “Thị ngồi sà xuống ăn thật, thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì, ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở”.

  Cái đói thử thách nhân cách của người phụ nữ thật ghê gớm, nạn đói như một cơn lũ khủng khiếp.

-  Diễn biến tâm lí người “vợ nhặt” sau khi theo Tràng về nhà.

  + Người “vợ nhặt” mang vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng, đúng mực.

  + Niềm lạc quan: Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Nêu cảm nghĩ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm