nguyên liệu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

2 câu trả lời

Các ngành sản xuất:

- Ngành SX xi măng: năm 1985 sản lượng 1,5 triệu tấn, thì đến 1995 tăng lên 5,8 triệu tấn và năm 2005 là trên 30,0 triệu tấn (không kể các nhà máy lò đứng ở các địa phương). Các nhà máy xi măng lớn: Hải Phòng (XD từ cuối TK XIX) - đây là nhà máy xi măng đầu tiên của nước ta; xi măng Hà Tiên (1963). Sau này, hàng loạt các nhà máy mới được XD: Bỉm Sơn (I, II, III), Hoàng Thạch, Chinh Fong (Hải Phòng), Bút Sơn (Hà Nam), Sao Mai (Kiên Giang).v.v.

- Ngành SX kính phát triển mạnh dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào. Các xí nghiệp kính phân bố ở Hải Phòng, Hải Dương, Đáp Cầu (lớn nhất). Ở miền Nam có ở Biên Hoà và TP HCM.

- Ngành gốm-sành-sứ, các cơ sở phân bố chủ yếu ở Bát Tràng (Hà Nội), Hải Dương, Móng Cái, Đồng Nai, Sông Bé (cũ).

- Gạch chịu lửa (là loại vật liệu mới) ở Cầu Đuống, Tuyên Quang, Quảng Ninh). Bê tông đúc sẵn ở Xuân Mai, Việt Trì; gạch men, đá ốp lát, tấm lợp ở nhiều nơi.

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG:

(KIẾN THỨC CƠ BẢN)

1. Vai trò.

Trong toàn bộ lĩnh vực XD kết cấu hạ tầng, thì VLXD có vai trò quan trọng hàng đầu. Nước ta đang trong quá trình CNH’- HĐH, việc mở rộng các TTCN, các KCX, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng (đường sá, cầu cống, đê điều, đập nước, kho tàng, nhu cầu dân dụng thành thị-nông thôn)... Vì vậy nhu cầu về VLXD là rất lớn.

2. Tình hình phát triển và phân bố.

▪ Nguồn nguyên liệu: CNSX VLXD bao gồm SX xi măng, gạch ngói, vôi, thuỷ tinh, gốm, sứ, khai thác đá các loại, cát, sỏi,... Nhìn chung đều có ở các địa phương.

Đá vôi để SX xi măng có nhiều ở Bắc Bộ, BTBộ, ở miền Nam có ở một số nơi trữ lượng hạn chế.

Sét để SX gạch ngói có ở hầu khắp từ Bắc vào Nam. Loại có chất lượng cao thuộc trầm tích Nêôgen (Giếng Đáy, Xích Thổ - Quảng Ninh). Cao lanh ở tả ngạn S.Hồng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ - Tĩnh, Quảng Bình, Biên Hoà... Cát, sỏi có ở hầu khắp các vùng trung du, ven sông, ven biển. Cát thuỷ tinh Vân Hải (Quảng Ninh), Ba Đồn (Quảng Bình), Nam Ô (Đà Nẵng), Thuỷ Triều (Khánh Hoà). Nguồn nguyên liệu cho XD từ lâm sản (gỗ, tre, nứa...) rất phong phú.

▪ Tình hình phát triển. Ngành này xuất hiện ở nước ta cách đây hàng ngàn năm (di tích để lại là các lăng tẩm, thành quách, lâu đài như kinh đô Phong Châu, Cố Loa, Hoa Lư, đến Thăng Long, Huế... Dưới triều đại phong kiến: gạch nung đã ra đời thời nhà Lý (thế kỷ X-XII)... Thời Pháp thuộc, một số các cơ sở SX VLXD đã ra đời, đáng kể nhất là nhà máy xi măng Hải Phòng (1899). Ngoài ra, còn một vài nhà máy gạch, ngói ở ở Hà Nội, Đáp Cầu, Sài Gòn, vôi Long Thọ (Huế). Thời kỳ 1954-1975 và hiện nay: Tuy mức độ phát triển có khác nhau giữa 2 miền Nam-Bắc, song một số nhà máy cũng đã được XD ở nhiều nơi. CNSX VLXD đặc biệt khởi sắc từ sau đổi mới, phát triển với nhịp độ nhanh vào nửa đầu thập kỷ 90, khi nhu cầu về XD cơ bản tăng nhanh.

▪ Các ngành sản xuất:

- Ngành SX xi măng: năm 1985 sản lượng 1,5 triệu tấn, thì đến 1995 tăng lên 5,8 triệu tấn và năm 2005 là trên 30,0 triệu tấn (không kể các nhà máy lò đứng ở các địa phương). Các nhà máy xi măng lớn: Hải Phòng (XD từ cuối TK XIX) - đây là nhà máy xi măng đầu tiên của nước ta; xi măng Hà Tiên (1963). Sau này, hàng loạt các nhà máy mới được XD: Bỉm Sơn (I, II, III), Hoàng Thạch, Chinh Fong (Hải Phòng), Bút Sơn (Hà Nam), Sao Mai (Kiên Giang).v.v.

- Ngành SX kính phát triển mạnh dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào. Các xí nghiệp kính phân bố ở Hải Phòng, Hải Dương, Đáp Cầu (lớn nhất). Ở miền Nam có ở Biên Hoà và TP HCM.

- Ngành gốm-sành-sứ, các cơ sở phân bố chủ yếu ở Bát Tràng (Hà Nội), Hải Dương, Móng Cái, Đồng Nai, Sông Bé (cũ).

- Gạch chịu lửa (là loại vật liệu mới) ở Cầu Đuống, Tuyên Quang, Quảng Ninh). Bê tông đúc sẵn ở Xuân Mai, Việt Trì; gạch men, đá ốp lát, tấm lợp ở nhiều nơi.

c. Các vùng SXVLXD.

▪ Vùng SXVLXD Bắc Bộ (từ Thanh Hoá trở ra): vùng này tập trung hàng loạt các nhà máy xi măng, gạch công nghiệp, gốm ceramic và sứ vệ sinh dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Thị trường tiêu thụ rộng, là vùng SXVLXD lớn nhất cả nước.

- Về SX xi măng, có 11 nhà máy (Hải Phòng; Tràng Kênh - Chinh Fong; Hoàng Thạch (I, II); Phúc Sơn; 3 nhà máy của Quảng Ninh (Lang Bang A, B và Hạ Long); Bút Sơn I, II; Tam Điệp; Bỉm Sơn I, II, III; Nghi Sơn.

- Các loại vật liệu khác như gạch, gốm ceramic, sứ vệ sinh, kính XD ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình. Lớn nhất là nhà máy gạch Giếng Đáy (Quảng Ninh) công suất 3,0 - 4,5 tỉ viên/năm và XN kính Đáp Cầu 28 triệu m2/năm.

▪ Vùng SXVLXD Trung Bộ (Nghệ An – Bình Thuận): Về nguồn nguyên liệu, thế mạnh lớn nhất là cát thuỷ tinh. Về SX xi măng, chỉ có xi măng Hoàng Mai (Nghệ An) là lớn nhất, tiếp đến là Thành Mỹ (Đà Nẵng) và Vân Xa (T-T- Huế). Gạch men ceramic và sứ vệ sinh có ở Đà Nẵng, Huế.

▪ Vùng SXVLXD Nam Bộ.

- Về xi măng: Từ chỗ có 2 cơ sở cũ SX clanhke và nghiền xi măng ở cách xa nhau, từ Hà Tiên (Kiên Giang) về Thủ Đức (TP HCM), vùng nâng cấp các nhà máy cũ và XD thêm một số nhà máy mới: mở rộng nhà máy Kiên Lương 1 (từ 1,0 triệu tấn lên 1,3 triệu tấn/năm), XD mới nhà máy xi măng Sao Mai (Kiên Giang) công suất 1,76 triệu tấn/năm

- SX gạch, gốm, sứ vệ sinh, dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ, kết hợp với việc du nhập kĩ thuật, vùng có một số cơ sở SX gạch gốm, sứ vệ sinh và phân bố chủ yếu ở TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm