Người ta nói Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là 2 áng thiên cổ hùng văn. Phân tích 2 tác phẩm để làm rõ điều đó.

1 câu trả lời

DÀN Ý

A, MB

- giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Không chỉ đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, góp phần lập ra nhà Hậu Lê, ông còn để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ với những áng văn chương mẫu mực, văn chính luận sắc bén.

- giới thiệu Bình Ngô Đại cáo: "Bình ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn" trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nhân dân

- giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh: người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của người vô cùng đa dạng và đồ sộ. Một trong số đó là Bản tuyên ngôn độc lập được Người đọc trước toàn thể dân chúng tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945

- Bản tuyên ngôn độc lập của Bác được coi là văn bản mang tính quyết định lịch sử thời cuộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhằm ngăn chặn sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang.

- Nếu như Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn thứ 2 của đất nước và đã khẳng định được tư tưởng nhân nghĩa cùng chân lý độc lập của dân tộc Đại Việt thì Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ 3 của dân tộc. Cả hai đều được coi là những áng thiên cổ hùng văn mang tính quyết định quan trọng của đất nước

B, TB

1, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

- Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa là phải trừ bạo và chăm lo đời sống nhân dân

- Khẳng định chân lý của nền độc lập lâu đời của Đại Việt

+ Có nền văn hiến lâu đời

+ Có anh hùng hào kiệt

+ Có các triều đại sánh ngang với Trung Hoa

+ Có núi non phân chia rõ ràng

+ Có phong tục tập quán từ lâu-

- Nêu hậu quả bại vong của những kẻ xâm lược

2, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

- Bằng chứng về những câu nói nổi tiếng về quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của các dân tộc tiến bộ trên thế giới--> việc xâm lược VN là việc làm sai trái--> giải phóng dân tộc vì quyền con người là chính đáng

- Kết tội thực dân Pháp: khủng khiếp nhất là nạn đói năm 45. Và biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc

- Tuyên bố đất nước Việt Nam là 1 nước độc lập

C, KB

Tổng kết lại nội dung mà 2 văn bản đã trình bày

BÀI LÀM

Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Không chỉ đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, góp phần lập ra nhà Hậu Lê, ông còn để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ với những áng văn chương mẫu mực, văn chính luận sắc bén. "Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi chính là áng "thiên cổ hùng văn" trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nhân dân. Bên cạnh đó, tác giả Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của người vô cùng đa dạng và đồ sộ. Một trong số đó là Bản tuyên ngôn độc lập được Người đọc trước toàn thể dân chúng tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945. Bản tuyên ngôn độc lập của Bác được coi là văn bản mang tính quyết định lịch sử thời cuộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhằm ngăn chặn sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang. Nếu như Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn thứ 2 của đất nước và đã khẳng định được tư tưởng nhân nghĩa cùng chân lý độc lập của dân tộc Đại Việt thì Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ 3 của dân tộc. Cả hai đều được coi là những áng thiên cổ hùng văn mang tính quyết định quan trọng của đất nước

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có

Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi”

Bài cáo được mở đầu bằng một tư tưởng nhân nghĩa có ảnh hưởng sâu sắc từ Nho giáo. Khái niệm nhân nghĩa theo tác giả chính là tư tưởng, hành động vì con người, đấu tranh cho lẽ phải để bảo vệ cho đời sống của con người. Đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc thì đất nước mới có thể phát triển bền vững được. Vì vậy, những người đứng đầu đất nước phải lo việc yên dân, trừ bạo, dẹp yên được bọn xâm lược và cả bè lũ tay sai của chúng ở trong nước để bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là muốn yên ổn dân chúng thì phải dẹp được bạo loạn và những thế lực làm cho dân khổ.

Tiếp theo, tác giả Nguyễn Trãi đã khẳng định được nền độc lập vĩnh cửu trường tồn của Đại Việt: có nền văn hiến từ lâu đời, có anh hùng hào kiệt, có các triều đại phong kiến sánh ngang với các triều đại Trung Quốc, có phong tục tập quán, có núi sông phân định rõ ràng. Bằng giọng văn đanh thép hào hùng, Nguyễn Trãi đã truyền được lòng tự hào dân tộc sánh ngang với các triều đại xâm lược. Nhờ những bằng chứng sắc sảo mà bài cáo đã được ví như Bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định việc xâm lược của triều đại trung quốc là sai trái.

Cuối cùng, Nguyễn Trãi đã tái hiện lại những thất bại thảm hại của quân giặc sang xâm chiếm Đại Việt. Bằng những từ ngữ miêu tả sự thảm bại của quận giặc và tự hào về những chiến công oanh liệt của dân tộc, người đọc thấy được 1 tinh thần hào sảng của nhà thơ.

Còn trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, tác giả Hồ Chí Minh đã thể hiện được tố chất của "áng thiên cổ hùng văn" thực sự. Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lí không thể chối cãi được. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra… về quyền lợi). Cách nêu dẫn chứng của Bác giống như 1 thái độ phê phán và kết tội thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã đi ngược lại với chân lý. Ngoài ra, Bác còn nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người đóng góp cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới cũng như đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu. Đồng thời, Bác cũng đã nêu lên những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho chính trị, kinh tế VN, điển hình nhất là nạn đói kinh hoàng năm 45 khiến 2 triệu đồng bào ta chết vì đói. Hơn nữa, tác giả đã biếu dương sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp chống thực dân phong kiến và giành lấy nền độc lập .Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, ý chí chiến đấu của toàn dân và quân.
Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…" Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độp lập, Người nêu lời thề để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do. Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lích sử mở ra 1 chặng đường mới của dân tộc ta sau khi làm xong sứ mệnh quan trọng là giành được độc lập. 

Tóm lại, giá trị của Bình ngô đại cáo và Tuyên ngôn độc lập là hai áng thiên cổ hùng văn có tầm quan trọng lớn lao trường tồn mãi mãi với dân tộc. Bình Ngô đại cáo và Tuyên ngôn độc lập dù ra đời ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều mang những giá trị của quốc gia, dân tộc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm