Nghệ thuật khổ 6 "Lận đận đời bà .....bếp lửa " Tác dụng của nó

2 câu trả lời

-"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa." : biện pháp đảo ngữ: từ "Lận đận" được đưa lên đầu dòng thơ để nhấn mạnh những khó khăn trong cuộc đời bà. Những khó khăn càng thêm rõ nét khi kết hợp với biện pháp ẩn dụ: "biết mấy nắng mưa" (những khó khăn, vất vả, gian khó bà đã từng trải qua)

-"Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ" : những khó khăn của bà kéo dài đằng đẵng, từ quá khứ cho đến hiện tại, "mấy chục năm" đến "tận bây giờ".

-" Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm": đi cùng với khó khăn là thói quen dậy sớm nhóm bếp mỗi sớm mai.

-" Nhóm bếp lửa....tâm tình tuổi nhỏ": biện pháp điệp ngữ từ "Nhóm" được điệp lại 4 lần với từ nhóm đầu tiên mang nghĩa thực và ba từ còn lại mang nghĩa biểu tượng nhằm nhấn mạnh vào hành động của bà và cũng nhấn mạnh những gì bà đã khơi dậy, nhen nhóm trong lòng cháu. Bà chính là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa.

-" Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa" : sử dụng đảo ngữ, thành phần biệt lập cảm thán, tạo câu cảm thán thể hiện lòng biết ơn, xúc động của cháu khi nghĩ về bếp lửa. Bếp lửa trở nên thiêng liêng kì lạ bởi hình ảnh ấy luôn hiện hữu cùng kí ức tuổi thơ gắn liền với hình ảnh người bà đáng kính.

→ Câu thơ "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" lặp lại cấu trúc của "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" có tác dụng: Nhấn mạnh ý và nâng cao sự biểu đạt cảm xúc. Cuộc đời bà đã phải trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Thấu hiểu được nỗi gian lao ấy nên càng nghĩ về bà cháu càng yêu, càng thương nhớ bà nhiều hơn, từ những "lận đận" ấy mà "cháu thương bà".

------Học tốt nhó (◠‿◕)----------

 Cho mon xin câu trả lời hay nhất nhó bae~~