Ngày xưa, có một lần con người trên trái đất gặp phải nạn đói ghê gớm. Thức ăn vô cùng khan hiếm. Có ông cụ kia bắt được một bó lúa. Lúc đó mỗi hạt lúa còn đáng giá hơn những hạt vàng. Ông cụ ngẫm nghĩ: “Có lẽ ta nên dành bó lúa này cho người bạn. Cậu ấy trẻ hơn ta và có thể làm được nhiều điều có ích cho đời hơn ta.” Người bạn nhận được bó lúa rất mừng định giã bó lúa lấy gạo nấu ăn. Nhưng anh chợt nghĩ: “Nhà hàng xóm có mấy đứa trẻ đói đã nhiều ngày nay, mình là người lớn có sức chịu đựng hơn. Chi bằng mình dành bó lúa này cho bọn trẻ”. Hai bạn nhỏ hàng xóm nhận được bó lúa và đến lượt họ, họ lại nghĩ đến người khác. Cứ thế, những bông lúa được hàng trăm người chuyền tay nhau và tất cả mọi người đều cảm thấy như mình đã ăn uống no nê cả. (Gieo mầm tính cách, NXB trẻ) Câu 1: Tìm ít nhất một biện pháp tu từ từ vựng, được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng? Câu 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, được sử dụng trong văn bản trên và chuyển sang gián tiếp? Câu 3: Văn bản “Một bó lúa” thể hiện ý nghĩa gì? GIÚP MÌNH VỚIII
1 câu trả lời
Câu 1: Biện pháp tu từ : So sánh
-> Cứ thế, những bông lúa được hàng trăm người chuyền tay nhau và tất cả mọi người đều cảm thấy như mình đã ăn uống no nê cả
=> Tác dụng : So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Câu 2 : Lời dẫn trực tiếp 1: Ông cụ ngẫm nghĩ: “Có lẽ ta nên dành bó lúa này cho người bạn. Cậu ấy trẻ hơn ta và có thể làm được nhiều điều có ích cho đời hơn ta.”
=> Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Ông cụ ngẫm nghĩ có lẽ nên dành bó lúa này cho người bạn. Cậu ấy trẻ hơn ông và có thể làm được nhiều điều có ích hơn ông .
Lời dẫn trực tiếp 2 : Nhưng anh chợt nghĩ: “Nhà hàng xóm có mấy đứa trẻ đói đã nhiều ngày nay, mình là người lớn có sức chịu đựng hơn. Chi bằng mình dành bó lúa này cho bọn trẻ”.
=> Chuyển thành lời dẫn gián tiếp 2 : Nhưng anh chợt nghĩ nhà hàng xóm có mấy đứa trẻ đói đã nhiều ngày nay, anh là người lớn có sức chịu đựng hơn. Chi bằng dành bó lúa này cho bọn trẻ.
Câu 3: Văn bản “Một bó lúa” cho chúng ta thấy đc những con người khó khăn nhưng biết chia sẻ cho nhau 1 bó lúa nhỏ, họ không ăn nhưng lại no nê vì họ đã cảm nhận được niềm vui của người khác. Câu chuyện khuyên ta phải biết chia sẻ cho những người xung quanh nhất là khi họ gặp khó khăn.