Ngày nay, khi chuyển vào thời đại 4.0 có thách thức gì cho Việt Nam

2 câu trả lời

Thách thức đối với Việt Nam là:

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.

Về phía Chính phủ, dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác điều hành của Chính phủ của Việt Nam cũng sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Song cũng như các chính phủ khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò của người dân trong quá trình này. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai đoạn phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về phía doanh nghiệp, chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự du nhập của các công nghệ mới, nó tạo ra những cách hoàn toàn mới để phục vụ cho nhu cầu trong hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗi giá trị ngành công nghiệp đang hoạt động. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn.

chúc bạn học tốt

Cơ hội, thách thức đối với VN thời đại 4.0

- Thứ nhất, tác động đến phát triển lực lượng sản xuất

+ Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn đi theo mô hình công nghiệp hóa kiểu cũ với tư duy và thể chế quản lý cũ, do vậy tốc độ phát triển kinh tế chậm, không bền vững, năng lực đổi mới sáng tạo hạn chế.

+ Nền kinh tế nước ta phát triển chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố vốn, tài nguyên thiên nhiên và lao động trình độ thấp. Do đó, chất lượng tăng trưởng thấp, năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ.

=> Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0, Việt Nam cần đầu tư phát triển mạnh hạ tầng kết nối công nghệ thông tin, hạn chế nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, triển khai có hiệu quả các dịch vụ viễn thông công ích, xây dựng cơ sở nền tảng kỹ thuật - công nghệ hiện đại. Về quản lý nhà nước, cần có hệ thống chính sách khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến của thế giới.

- Thứ hai, thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề lao động - việc làm

+ Với đặc trưng là ứng dụng phổ biến các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo và kết nối mạng, sự phát triển của công nghiệp 4.0 đặt ra nhu cầu cấp bách phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao.

+ Thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực lao động việc làm là hiện nay Việt Nam có cơ cấu lao động lạc hậu, trình độ thấp, thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Thứ ba, đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững vừa là nhu cầu bức thiết, vừa là thách thức phải vượt qua.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước