Nêu ý nghĩa nhan đề "tiếng hát con tàu " , bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ " tiếng hát con tàu " của Chế Lan Viên

2 câu trả lời

Nhan đề bài thơ:

- Con tàu là hình ảnh biểu trưng cho khát vọng lên đường, cho khát vọng đi xa, cho những ước vọng lớn lao ở phía trước mà đất nước và nhân dân cũng như tác giả đang hướng tới. Đích đến của con tàu ấy là một cuộc sống rộng mở, phát triển và tự do, cũng là nguồn cội cảm hứng của những sáng tác nghệ thuật.

- Tiếng hát thể hiện cho sự say mê, nhiệt huyết của tâm hồn khi tìm được hướng đi trong hành trình đến với nhân dân và đất nước.

→ Tiếng hát con tàu hay chính là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn đầy khát vọng, và sự tin tưởng vào lý tưởng, một cuộc sống mới. Tâm hồn ấy đã hoá thân thành con tàu, bắt đầu cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với nhân dân, đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

Bố cục:

- Đoạn 1: 2 khổ đầu: Sự trăn trở lời mời gọi lên đường

- Đoạn 2: 9 khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.

- Đoạn 3: 4 khổ cuối: Khúc hát lên đường mê say, đầy tin tưởng.

→ Mạch tâm trạng được thể hiện trong bài thơ hết sức tự nhiên, dồn dập và lôi cuốn, tăng dần theo trình tự, từ sự trăn trở trước lời mời gọi, cho đến sự hoài niệm và sự biết ơn về quá khứ hào hùng đã qua, để rồi khép lại là tiếng hát giục giã, sôi nổi đầy mãnh liệt.

Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu

- Con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, hướng tới cuộc sống của đất nước, nhân dân đi tới chân trời của ước mơ lớn, đi tới ngọn nguồn cảm hứng của những sáng tạo nghệ thuật.

- Tiếng hát là niềm say sưa của tâm hồn khi tìm được hướng đi và đang trên hành trình đến với nhân dân, đất nước.

- Nhan đề bài thơ có thể hiểu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống của nhân dân và đó cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

- Bố cục của bài thơ:

+ 2 khổ đầu: Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường.

+ 9 khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.

+ 4 khổ cuối: khúc hát lên đường say mê, tin tưởng.

- Bố cục thể hiện sự vận động của tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

Mạch cảm xúc bài thơ: khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về nguồn cội khi đă hóa thân “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm