Nêu ý nghĩa của khuynh hướng cách mạng vô sản của Đông Nam Á

2 câu trả lời

                                                        Đáp án

Trước Cách mạng Tháng Mười và chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước Đông Nam Á đa số là thuộc địa của thực dân phương Tây. Thời kỳ này các phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á chủ yếu theo khuynh hướng dân tộc dân chủ song đều thất bại trước sự đàn áp của chính quyền thực dân phong kiến. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc thực thi chính sách tăng cường khai thác thuộc địa và bóc lột nhân dân các dân tộc thuộc địa ở Đông Nam Á để giải quyết những khó khăn trong nước, Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho tư bản chính quốc. Tình thế trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Đời sống nhân dân ngày càng cùng cực, xã hội bị phân hóa, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc ngày càng sâu sắc, đây là nguyên nhân chính làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ. Tại Đông Nam Á lúc này tồn tại song song hai khuynh hướng đấu tranh cách mạng là khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.

Khuyng hướng vô sản ở Đông Nam Á do giai cấp công nhân lãnh đạo. Dưới ánh sáng của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và phong trào cách mạng thế giới, giai cấp công nhân ở Đông Nam Á đã lớn mạnh không ngừng và sớm khẳng định vị thế, vai trò của mình trên vũ đài đấu tranh cách mạng ở Đông Nam Á. Tiếng vang của Cách mạng Tháng Mười đã vượt xa biên giới nước Nga, trở thành niềm hy vọng, sự cổ vũ to lớn đối với nhân dân các dân tộc bị áp bức, bóc lột ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc ở Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, giai cấp công nhân được tiếp thu và trang bị lý luận đấu tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản đã sớm được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Indonesia (5-1914); Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930) sau đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930); Đảng Cộng sản tại Malaysia và Xiêm (Thái Lan) (4-1930)... Đảng Cộng sản được thành lập là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với phong trào công nhân trên cơ sở được tiếp thu và truyền bá học thuyết Mác - Lê-nin trong điều kiện từng nước ở Đông Nam Á. Ở nhiều nước, Đảng Cộng sản đã giữ vai trò lãnh đạo, là trung tâm đoàn kết và tập hợp lực lượng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào đấu tranh chống ách áp bức và giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trở nên sôi nổi, quyết liệt. Tại Indonesia, Đảng Cộng sản ban đầu giữ vai trò lãnh đạo cách mạng trong nước, tập hợp quần chúng đưa cách mạng phát triển và lan rộng khắp cả nước. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang do Đảng Cộng sản Indonesia lãnh đạo ở Giava và Xumatơra đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan vào những năm 1926 - 1927. Tuy nhiên phong trào sau đó bị dập tắt và quyền lãnh đạo cách mạng đã chuyển sang Đảng Dân tộc Indonesia của giai cấp tư sản do Acmét Xucácnô đứng đầu.

Tại Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc, người tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Đông Dương đã lựa chọn đi theo con đường đấu tranh của Cách mạng Tháng Mười. Người khẳng định "muốn giải phóng dân tộc không có con đường cách mạng nào khác là con đường vô sản". Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời trong bối cảnh cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương lâm vào khủng hoảng về đường lối, bế tắc về vai trò lãnh đạo cách mạng, giai cấp tư sản ở Việt Nam cũng như ở Lào và Campuchia không đủ khả năng nắm ngọn cờ cách mạng. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Đông Dương đã cho thấy vai trò trung tâm trong việc tập hợp, đoàn kết tất cả các giai cấp, lực lượng trong xã hội, xây dựng cơ sở của đảng ở nhiều nơi, đưa phong trào cách mạng phát triển. Năng lực lãnh đạo cách mạng của đảng đã được thể hiện rõ thông qua cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Nghệ An và Hà Tĩnh (Việt Nam) đã nhất tề đứng lên chống lại ách áp bức của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai. Từ các cuộc biểu tình, bãi công đã phát triển thành cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, các nông hội, công hội được lập ra ở khu vực nông thôn và các xí nghiệp, nhà máy. Các Xô viết được lập ra với chức năng như một chính quyền thay cho chính quyền của thực dân phong kiến và thi hành nhiều chính sách tiến bộ giống như mô hình chính quyền Xô viết trong cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Phong trào cách mạng sau đó bị đàn áp và tan rã nhưng nó để lại nhiều bài học quý giá cho cách mạng Việt Nam và Đông Dương về vai trò lãnh đạo cũng như đấu tranh, thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền cách mạng sau này.

Bên cạnh khuynh hướng vô sản, khuynh hướng tư sản ở Đông Nam Á đã có những bước tiến rõ rệt, hoạt động chính trị có sự chuyển biến rõ nét từ mục đích "khai dân trí để trấn hưng quốc gia" đã chuyển sang mục tiêu giành độc lập, đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do kinh doanh, thành lập các chính đảng. Lực lượng chính, nòng cốt và đóng vai trò nổi bật trong phong trào dân tộc tư sản thời kỳ này là tầng lớp trí thức. Họ là học sinh, sinh viên, các nhà kỹ thuật, viên chức tiếp thu ảnh hưởng văn hóa nước ngoài, từ tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp đến chế độ cộng hòa của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, từ “chủ nghĩa Tam dân”của Tôn Trung Sơn đến học thuyết ''bất bạo động'' của Găngđi. Họ trở thành bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản, là ngòi nổ trong những cuộc đấu tranh lớn ở Đông Nam Á. Điển hình là phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên tại Myanmar đòi cải cách quy chế đại học, đòi tự trị, dẫn đến "phong trào Thakin" (người chủ đất nước) trong những năm 1930. Tại Malaysia, Tổ chức đại hội toàn Malaysia đòi cải cách Hồi giáo và dùng tiếng Malaysia trong nhà trường trước đó đã phát triển thành phong trào chống thực dân Anh. Ở Indonesia, sau khi thành lập Đảng Dân tộc, đến cuối năm 1939, Xucácnô đã tổ chức Đại hội nhân dân Indonesia bao gồm 90 đảng phái và tổ chức chính trị biểu thị sự thống nhất dân tộc, thông qua nghị quyết về ngôn ngữ, về quốc kỳ và quốc ca.

Có thể thấy rằng, dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga kết hợp với động lực và khát vọng về một quốc gia độc lập, thống nhất, ngọn lửa cách mạng ở Đông Nam Á đã phát triển mạnh mẽ. Điểm đáng chú ý trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á ở giai đoạn này là hai khuynh hướng đấu tranh tư sản và vô sản tuy khác biệt về ý thức hệ, về mục tiêu cuối cùng nhưng đứng trước mục tiêu chung là độc lập dân tộc và kẻ thù lớn nhất là chủ nghĩa đế quốc nên cả hai phong trào đã tồn tại song song, không chống đối nhau có lúc lại kết hợp với nhau trong một chừng mực nhất định. Đây là điểm khác biệt so với phong trào cách mạng ở nhiều nơi và là tiền đề khách quan cho sự ra đời các Mặt trận dân tộc thống nhất ở Đông Nam Á trong giai đoạn sau.

Sang thời kỳ phát xít Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Nam Á, Chiến thanh thế giới lần thứ hai bùng nổ, phong trào đấu tranh giải phong dân tộc ở Đông Nam Á bước sang một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á lúc này tập trung mũi nhọn vào chống phát xít Nhật với các khẩu hiệu như "chống phát xít", "chống chiến tranh". Hai xu hướng đấu tranh là tư sản và vô sản từng tồn tại song hành ở giai đoạn trước nay đã hội tụ theo xu hướng chung là cứu nước. Nét mới nổi bật trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Malaysia và Xiêm lúc này là sự thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng ở nhiều nước. Mở đầu là Việt Nam độc lập đồng minh (5-1941) và các đội Cứu quốc quân, sau là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (12-1944). Trong những năm 1942 - 1944, lần lượt xuất hiện đồng minh dân chủ Philippines với đội quân Húcbalaháp, Liên hiệp nhân dân Malaysia chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, Liên minh tự do nhân dân chống phát xít cùng quân đội quốc gia Myanmar… Thất bại của chủ nghĩa phát xít trên thế giới và thời điểm quân Nhật đầu hàng đồng minh là thời cơ ''có một không hai'', tạo ra tình thế mới hết sức thuận lợi cho phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Chớp lấy thời cơ, nhân dân các nước Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Điển hình là cuộc đấu tranh của nhân dân Indonesia dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản mà đứng đầu là Xucácnô, ngay sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17-8-1945, Indonesia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Indonesia - Nhà nước cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ngày 19-8-1945, Chính quyền Việt Minh tuyên bố tổng khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng Việt Nam trở thành hình mẫu điển hình về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Lào, ngày 23-8-1945 nhân dân Lào đã nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-l0-1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền, Chính phủ cách mạng Lào được thành lập và tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Indonesia còn phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Ở các nước khác, các lực lượng yêu nước và quân đội vũ trang đã đấu tranh anh dũng chống phát xít Nhật. Tuy vậy, thời cơ giành độc lập ở các nước này đã bị bỏ lỡ, quân Mỹ trở lại Philippines, quân Anh trở lại Myanmar, Malaysia, Singapore và Brunei.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi quyền độc lập ở Đông Nam Á tiếp tục phát triển, các nước Đông Nam Á về cơ bản đã giành được chính quyền trong điều kiện và hoàn cảnh mỗi nước. Philippines giành độc lập (04-7-1946), Myanmar (10-1947), Campuchia được Pháp trả độc lập (09-11-1953), Malaysia độc lập (8-1957), Singapore (6-1959), Brunei được Indonesia trao trả độc lập năm 1984, Đông Timo độc lập năm 2002. Thời kỳ này các nước Đông Nam Á tiếp tục là mặt trận, địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của hai luồng ý thức hệ tư sản và vô sản. Các nước có Đảng Cộng sản và đi theo khuynh hướng vô sản trải qua nhiều thử thách. Tại Campuchia, năm 1951 khi Đảng Cộng sản Đông Dương tách ra, Campuchia thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Khơ me (KPRP), năm 1960 tại Đại hội lần thứ hai của Đảng đã đổi tên thành Đảng Công nhân Khơ me (WPK), năm 1963 Pôl Pốt lên làm Tổng Bí thư và năm 1966 đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Khơ me (KCP). Sau đó Khơ me đỏ đã đi ngược lại những nguyên tắc của người Cộng sản gây ra họa diệt chủng (1975 - 1979) làm gần 3 triệu người Campuchia thiệt mạng. Năm 1979, kế thừa Đảng Nhân dân Cách mạng Khơ me, ban lãnh đạo của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tổ chức Đại hội Đảng lần thứ ba thông qua cương lĩnh và điều lệ mới với nhiệm vụ: đánh đổ chính quyền của tập đoàn phản động Pôn Pốt - I-eng Xa-ri, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân đưa Campuchia trở thành một nước hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã hoàn toàn được độc lập, năm 1981 Campuchia đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ tư và đổi tên thành Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (CPRP). Tuy nhiên đến năm 1991, trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Campuchia đã tổ chức Đại hội bất thường và đã đổi tên đảng thành Đảng Nhân dân Campuchia, từ bỏ ý thức hệ Mác-xít đưa đất nước đi theo con đường trung lập.

Tại Lào và Việt Nam, sau khi giành độc lập cũng phải trải quan thời kỳ chiến tranh kéo dài chống lại sự xâm lược và can thiệp từ bên ngoài. Ở Indonesia, tuy Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo, đảng này vẫn tiếp tục phát triển và từng có số đảng viên lớn thứ ba trên thế giới (3 triệu đảng viên) chỉ sau Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên năm 1965, do bị cáo buộc có liên quan đến vụ đảo chính không thành ở Indonesia dẫn đến cuộc thanh trừng làm 500.000 đảng viên bị thiệt mạng, năm 1966 Đảng bị cấm hoạt động ở Indonesia.

Cách mạng Tháng Mười Nga diễn ra cách đây đúng một thế kỷ, chủ nghĩa xã hội trên quê hương của Cách mạng Tháng Mười đã sụp đổ nhưng ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Mười sẽ không bao giờ bị lãng quên và mãi còn nguyên giá trị. Cách mạng Tháng Mười Nga chính là cuộc cách mạng khai phóng cho các dân tộc bị áp bức bởi chủ nghĩa thực dân phong kiến. Ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga, những thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Liên Xô và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới chống lại chủ nghĩa phát xít chính là động lực khích lệ, là thời cơ quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới trong đó có các dân tộc ở Đông Nam Á đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vì: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam là do: khuynh hướng vô sản bắt đâu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hưởng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiền, đáp ứng yêu câu của lịch sử là cần phải có giai cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cắp tư sản đại điện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khưynh hướng vô sản phủ hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giup e voi I/ Supply the correct form of the verbs in brackets 1. You (think) ……………………… collecting stamps costs much money? 2. Every year, my mother (give) ……………………… me a nice doll on my birthday. 3. Jenny says she loves collecting pens but she (not/continue) ……………………… this hobby from next year. 4. If you wash your hands more, you (have)……………………. less chance of catching flu. 5. Getting plenty of rest is very good. It (help)…………………. you to avoid depression. 6. Mr. John (be) ……………………… principal of our school since last year. 7. I (see) ……………………… a car accident on this corner yesterday. 8. We like (come)……………………to school by bus, but we hate (stand)………………………. and (wait) …………………… in the rain. 9. ……………………… (you/ ever/ meet) anyone famous? 10. My mother (come) ……………………… to stay with us next weekend. 11. When he lived in Manchester, he (work) ……………………… in a bank. 12. We (be) ……………………… students for four years. 13. We are planting trees around our school now. Our school (be) ……………………… surrounded by a lot of green trees. 14. What ……………………… your father usually ……………………… (do) in the evenings? 15. My sister likes (cook) ……………………… very much. She can cook many good foods. 16. My father says when he's retired, he (go) …………………… back to his village to do the gardening. 17. They want (buy) ……………………… some meat for dinner. 18. Linh is my best friend. We (know) ……………………… each other for 5 years. 19. I enjoy (fish) ……………………… because it is relaxing. 20. How about (go) ……………………… to the movie theatre?

3 lượt xem
1 đáp án
21 giờ trước