Neu tình huong nhat vợ trong truyện vợ nhat cua Kim Lân từ đó nhận xet về thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng của xã hội đương thời qua tình huống truyện độc đáo này ( gạch ý ngắn gọn )

2 câu trả lời

* Tình huống nhặt vợ

  Anh cu Tràng, mồ côi bố, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư. Nhà nghèo, hắn làm nghề kéo xe bò thuê. Một lần hắn đi đẩy xe, chi “tầm phơ tầm phào đâu có hai bận”, một câu hò rất phong tình, bốn bát bánh đúc ngoài chợ tình, chẳng cưới cheo gì thế mà hắn “nhặt” được vợ. Đó là một cô gái, áo quần rách như tổ đỉa, nhưng đã “liếc cười tít” làm cho Tràng “thích lắm”.

Tràng “nhặt” được vợ khi trận đói đã và đang diễn ra vô cùng khủng khiếp. Trên đường dẫn “vợ mới vợ miếc” về nhà, hắn “phớn phơ" không thường, “tủm tỉm cười nụ”, “hai mắt thì sáng lên lấp lánh...” còn thị thì thẹn hay đáo để”.

Tràng “nhặt” được vợ đã làm cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên thấy một người đàn bà xa lạ “đứng ngay đầu giường” thằng con trai mình vừa tủi thân, vừa mừng vừa lo.

Mẹ chồng chỉ có một nồi cháo cám ăn mừng nàng dâu mới. Tiếng thúc thuế vẫn dội lên “dồn dập vội vã”. Và trên đê Sộp những người đói ầm ầm kéo nhau đi, phía trước có lá cờ đỏ to lắm!

* Thái độ của tác giả

 - Ông đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ, hoạn nạn.

 - Ông xót thương nỗi đau khổ của dân tộc trước thảm họa năm Ất Dậu “người chết như ngả rạ”.

  - Ông ái ngại cho một cô gái bị nạn đói cướp đi gần hết. Không còn tên tuổi. Không còn bố mẹ, anh chị em. Không gia đình quê hương. Giá trị phẩm giá của người con gái trở nên rẻ rúng đáng thương! Trước mắt thị là vực thẳm là chết đói, thị phải “theo trai”, phải lấy Tràng...

  - Kim Lân nhân hậu. Ông đã tả cặp mắt, nụ cười của Tràng rất đẹp, rất vui. Ông đã phát hiện ra chút duyên thầm, nét nữ tính của thị. 

- Kim Lân đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động. Ông đã tả giọt nước mắt trong nỗi lo, niềm vui của người mẹ nghèo khi nhận nàng dâu mới. Niềm tin "ai giàu ba họ, ai khó ba đời’’.

* Tình huống nhặt vợ

  Anh cu Tràng, mồ côi bố, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư. Nhà nghèo, hắn làm nghề kéo xe bò thuê. Một lần hắn đi đẩy xe, chi “tầm phơ tầm phào đâu có hai bận”, một câu hò rất phong tình, bốn bát bánh đúc ngoài chợ tình, chẳng cưới cheo gì thế mà hắn “nhặt” được vợ. Đó là một cô gái, áo quần rách như tổ đỉa, nhưng đã “liếc cười tít” làm cho Tràng “thích lắm”.

Tràng “nhặt” được vợ khi trận đói đã và đang diễn ra vô cùng khủng khiếp. Trên đường dẫn “vợ mới vợ miếc” về nhà, hắn “phớn phơ" không thường, “tủm tỉm cười nụ”, “hai mắt thì sáng lên lấp lánh...” còn thị thì thẹn hay đáo để”.

Tràng “nhặt” được vợ đã làm cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên thấy một người đàn bà xa lạ “đứng ngay đầu giường” thằng con trai mình vừa tủi thân, vừa mừng vừa lo.

Mẹ chồng chỉ có một nồi cháo cám ăn mừng nàng dâu mới. Tiếng thúc thuế vẫn dội lên “dồn dập vội vã”. Và trên đê Sộp những người đói ầm ầm kéo nhau đi, phía trước có lá cờ đỏ to lắm!

* Thái độ của tác giả

 - Ông đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ, hoạn nạn.

 - Ông xót thương nỗi đau khổ của dân tộc trước thảm họa năm Ất Dậu “người chết như ngả rạ”.

  - Ông ái ngại cho một cô gái bị nạn đói cướp đi gần hết. Không còn tên tuổi. Không còn bố mẹ, anh chị em. Không gia đình quê hương. Giá trị phẩm giá của người con gái trở nên rẻ rúng đáng thương! Trước mắt thị là vực thẳm là chết đói, thị phải “theo trai”, phải lấy Tràng...

  - Kim Lân nhân hậu. Ông đã tả cặp mắt, nụ cười của Tràng rất đẹp, rất vui. Ông đã phát hiện ra chút duyên thầm, nét nữ tính của thị. 

- Kim Lân đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động. Ông đã tả giọt nước mắt trong nỗi lo, niềm vui của người mẹ nghèo khi nhận nàng dâu mới. Niềm tin "ai giàu ba họ, ai khó ba đời’’.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm