Nêu suy nghĩ về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long Không chép mạng dùm e nha mọi người Giúp e nhanh nhanh với sáng e học rồi Thanks..
2 câu trả lời
Chào bạn nha, bài này mình đã làm từ trước và lưu lại trên file rồi ạ mình thề với bạn là mình không hề chép mạng luôn đấy
Hoàn thiện đề: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn
“Anh hạ giọng…Đáng cho bác vẽ hơn’’
Cố nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người’’. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long cũng là 1 truyện ngắn như thế. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp của anh thanh niên- tiêu biểu cho tuổi trẻ Vn, họ là những người đang sống và cống hiến thầm lặng cho đất nước. Điều này được thể hiện rõ ràng và nổi bật nhất trong đoạn trích : “ Anh hạ giọng…Đáng cho bác vẽ hơn’’
Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, văn phong nhẹ nhàng, tinh tế tác giả đã khám phá ra vẻ đẹp của cuộc sống và con người. Ông nổi tiếng với các tác phẩm như Giữa trong xanh, Lý Sơn mùa tỏi... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa nằm trong trong tập Giữa trong xanh. Nguyễn Thành Long sang tác tác phẩm vào năm 1970 (miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam chống Mĩ cứu nước), sau chuyến đi thực tế của tác giả tại Lào Cai. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” có cốt truyện rất đơn giản. Tác phẩm xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn trong 30 phút nghỉ ngơi . Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên- chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp.
Nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ Sapa là 1 người rất yêu nghề, điều này thể hiện ở quan niệm của anh về công việc: “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?”. Anh không hề cô đơn vì luôn có những người người đồng nghiệp. Anh coi họ là anh em, đồng chí vì họ cùng thực hiện nhiệm vụ, cùng chung 1 lý tưởng và mục đích sống cao đẹp. Trong lời tâm sự của ATN: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, ta nhận ra, chàng trai – con ng ấy tìm thấy đc niềm vui trong công việc của mình, hằng ngày vẫn bền bỉ nỗ lực trong môi trường làm việc khắc nghiệt, lạnh lẽo. Những thành tựu mà anh cố gắng đã mang lại cho anh niềm hạnh phúc cho nghề nghiệp, càng làm cho anh thêm yêu và gắn bó với nó. Chính lòng yêu nghề và nhiệt huyết của chàng trai trẻ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hai vị khách. Phải vậy mà, ông họa sĩ già cảm thấy bất lực của nghệ thuật khi không thể vẽ hoàn hảo bức tranh của anh thanh biên. Cô kĩ sư có cảm tình đặc biệt với ATN. Quan niệm về hạnh phúc của anh thanh niên là được sống có ích, được cống hiến cho đất nước. Anh cùng bố viết đơn xin ra lính đi mặt trận, nhưng kết quả bố anh thắng anh 1-0. Anh ở lại hậu phương làm công tác khí tượng, cũng là để đóng góp cho kháng chiến. Qua đó thể hiện anh là một người trẻ có lòng yêu nước sâu sắc.
Anh không chỉ tìm được niềm vui trong công việc mà anh còn tìm được niềm vui trong cuộc sống, anh trồng cây, mảnh vườn tươi thắm những bông hoa bởi bàn tay chăm chút của anh thanh niên. Không những trồng cây, anh còn đọc sách, anh coi sách là người trò chuyện, anh đọc tỉ mỉ, cẩn thận để nhận ra mỗi người 1 văn phong. Mỗi cuốn sách là 1 cuộc đời: “Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”.
Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Vẻ đẹp ấy được hiện lên chân thực trong những điều anh nói: “Ơ bác vẽ cháu đấy ư, bác đừng mất công vẽ cháu đáng cho bác vẽ hơn”. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ già phác thảo tấm chân dung mình vào cuốn sổ tay. Anh hào hướng giới thiệu cho bác họa sĩ những người đáng để vẽ hơn: Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, anh nghiên cứu khoa học… Dù còn trẻ tuổi nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sapa, thấm thía sự hi sinh của những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho tổ quốc.
Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. Nhà văn đã khắc họa hình tượng các nhân vật thật rõ nét và đặt biệt hơn cả là nhân vật anh thanh niên với những đức tính và phong cách sống cao đẹp. Mỗi nhân vật trong câu chuyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già...) Đây là dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện, thúc đẩy tinh thần, ý chí của những người lao động, những người trẻ đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho tổ quốc thân yêu.
Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn giàu chất trữ tình, giàu chất thơ. Tác phẩm đã xây dựng thành công vẻ đẹp của thế hệ trẻ giai đoạn đất nước xây dựng cuộc sống mới mà tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó tác phẩm khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những hi sinh, cống hiến thầm lặng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc về nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sẽ mãi giữ vững được vị trí, sức sống trường tồn của nó theo thời gian.
#LamQuangNhat
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn
“Anh hạ giọng…Đáng cho bác vẽ hơn’’
Cố nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người’’. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long cũng là 1 truyện ngắn như thế. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp của anh thanh niên- tiêu biểu cho tuổi trẻ Vn, họ là những người đang sống và cống hiến thầm lặng cho đất nước. Điều này được thể hiện rõ ràng và nổi bật nhất trong đoạn trích : “ Anh hạ giọng…Đáng cho bác vẽ hơn’’
Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, văn phong nhẹ nhàng, tinh tế tác giả đã khám phá ra vẻ đẹp của cuộc sống và con người. Ông nổi tiếng với các tác phẩm như Giữa trong xanh, Lý Sơn mùa tỏi... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa nằm trong trong tập Giữa trong xanh. Nguyễn Thành Long sang tác tác phẩm vào năm 1970 (miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam chống Mĩ cứu nước), sau chuyến đi thực tế của tác giả tại Lào Cai. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” có cốt truyện rất đơn giản. Tác phẩm xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn trong 30 phút nghỉ ngơi . Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên- chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp.
Nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ Sapa là 1 người rất yêu nghề, điều này thể hiện ở quan niệm của anh về công việc: “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?”. Anh không hề cô đơn vì luôn có những người người đồng nghiệp. Anh coi họ là anh em, đồng chí vì họ cùng thực hiện nhiệm vụ, cùng chung 1 lý tưởng và mục đích sống cao đẹp. Trong lời tâm sự của ATN: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, ta nhận ra, chàng trai – con ng ấy tìm thấy đc niềm vui trong công việc của mình, hằng ngày vẫn bền bỉ nỗ lực trong môi trường làm việc khắc nghiệt, lạnh lẽo. Những thành tựu mà anh cố gắng đã mang lại cho anh niềm hạnh phúc cho nghề nghiệp, càng làm cho anh thêm yêu và gắn bó với nó. Chính lòng yêu nghề và nhiệt huyết của chàng trai trẻ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hai vị khách. Phải vậy mà, ông họa sĩ già cảm thấy bất lực của nghệ thuật khi không thể vẽ hoàn hảo bức tranh của anh thanh biên. Cô kĩ sư có cảm tình đặc biệt với ATN. Quan niệm về hạnh phúc của anh thanh niên là được sống có ích, được cống hiến cho đất nước. Anh cùng bố viết đơn xin ra lính đi mặt trận, nhưng kết quả bố anh thắng anh 1-0. Anh ở lại hậu phương làm công tác khí tượng, cũng là để đóng góp cho kháng chiến. Qua đó thể hiện anh là một người trẻ có lòng yêu nước sâu sắc.
Anh không chỉ tìm được niềm vui trong công việc mà anh còn tìm được niềm vui trong cuộc sống, anh trồng cây, mảnh vườn tươi thắm những bông hoa bởi bàn tay chăm chút của anh thanh niên. Không những trồng cây, anh còn đọc sách, anh coi sách là người trò chuyện, anh đọc tỉ mỉ, cẩn thận để nhận ra mỗi người 1 văn phong. Mỗi cuốn sách là 1 cuộc đời: “Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”.
Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Vẻ đẹp ấy được hiện lên chân thực trong những điều anh nói: “Ơ bác vẽ cháu đấy ư, bác đừng mất công vẽ cháu đáng cho bác vẽ hơn”. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ già phác thảo tấm chân dung mình vào cuốn sổ tay. Anh hào hướng giới thiệu cho bác họa sĩ những người đáng để vẽ hơn: Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, anh nghiên cứu khoa học… Dù còn trẻ tuổi nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sapa, thấm thía sự hi sinh của những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho tổ quốc.
Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. Nhà văn đã khắc họa hình tượng các nhân vật thật rõ nét và đặt biệt hơn cả là nhân vật anh thanh niên với những đức tính và phong cách sống cao đẹp. Mỗi nhân vật trong câu chuyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già...) Đây là dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện, thúc đẩy tinh thần, ý chí của những người lao động, những người trẻ đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho tổ quốc thân yêu.
Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn giàu chất trữ tình, giàu chất thơ. Tác phẩm đã xây dựng thành công vẻ đẹp của thế hệ trẻ giai đoạn đất nước xây dựng cuộc sống mới mà tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó tác phẩm khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những hi sinh, cống hiến thầm lặng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc về nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sẽ mãi giữ vững được vị trí, sức sống trường tồn của nó theo thời gian.