Nêu phân bố dân tộc ở nước ta. Nước ta thuộc nhóm ngữ hệ và ngôn ngữ nào?? giải thích giúp mình :>
2 câu trả lời
1. Dân tộc Việt (Kinh)
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu.
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.
Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc gia.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành cừng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia - rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ - Bo chủ yếu ở Lâm Đồng,…
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
Do điều kiện lịch sử, địa lý từ xa xưa, Việt Nam đã là ngã ba đường của các cuộc thiên di, nơi gặp gỡ, tiếp xúc và là đất lành hội tụ của nhiều bộ lạc, tộc người thuộc nhiều thành phân nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam có khoảng 85.846.997 người, thuộc 54 dân tộc. Trong số đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, có khoảng 73.594.427 người, chiếm 85,6% tổng dân số cả nước. 53 dân tộc còn lại với dân số 12.252.570 người, chiếm 14,4% tổng dân số là các dân tộc thiểu số.
Với đặc điểm đa dạng về tộc người như vậy nên Việt Nam cũng là quốc gia đa ngôn ngữ. 54 dân tộc ở nước ta nói các ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, có bao nhiêu ngôn ngữ được 54 dân tộc nước ta sử dụng và mối quan hệ giữa dân tộc và ngôn ngữ. Hai câu hỏi trên được coi là hai lĩnh vực không đồng nhất, điều đó có nghĩa là ở Việt Nam, trong các cuộc điều tra về dân số, chúng ta có thể nắm được số lượng dân tộc, dân số từng dân tộc trong cả nước ở mỗi đơn vị hành chính từ cấp thôn, bản đến cấp tỉnh, thành phố, khu vực. Tuy nhiên, về mặt ngôn ngữ, trong nhiều trường hợp chúng ta chưa xác định đủ rõ thứ tiếng này hay khác là ngôn ngữ độc lập hay chỉ là biến thể địa phương (phương ngữ) của một ngôn ngữ. Do vậy, chưa ai đưa ra được con số chính xác, đủ sức thuyết phục về số lượng các ngôn ngữ ở Việt Nam.