nêu những thuận lợi để phát triển khai thác nguyên liệu nước ta trình bày sự phát triển ngành phân bố nhiêu liệu,ngành điện,ngành chế biến thực phẩm và ngành dẹt may
2 câu trả lời
- Thuận lợi: Tài nguyên khoáng sản giàu có, đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, sắt, đồng, apatit, vật liệu xây dựng....)
- Khó khăn: khoáng sản phân bố phân tán, chủ yếu ở khu vực miền núi địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc khai thác
- Tình hình phát triển và phân bố
+ Công nghiệp khai thác than:
phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh
mỗi năm sản xuất khoảng 15 - 20 triệu tấn
khai thác lộ thiên là chính, còn lại là hầm lò
+ Công nghiệp khai thác chế biến dầu khí:
phân bố ở thềm lục địa phía Nam
khai thác hàng trăm triệu tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí mỗi năm
dầu thô là mặt hàng XK chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao
Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.
+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có.
+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.
+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.
b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
-Về mặt kinh tế:
+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.
+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp (23,7% năm 2007).
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên keests nông – công.
c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.