Nêu những đặc sắc nghệ thuật của "nhật kí trong tù " của chủ tịch HCM Giúp t với, mơn mn

2 câu trả lời

Tham khảo bạn nhé:

Trứơc hết, “Nhật Ký trong tù” được viết theo kiểu chữ Hán, các niêm luật thơ Đường,cũng như sử dụng các điển tích điển cố của Trung Quốc nên mang giá trị Đường thi rất rõ rệt về mặt hình thức

Thơ Hồ Chí Minh mang màu sắc cổ điển độc đáo với các bút pháp mang nặng tính chất nghệ thuật phương dông huyền bí.Đầu tiên phải kể đến bút pháp chấm fá,chỉ bằng vài nét vẽ là thâu tóm được cảnh vật.

Thơ Bác mang phong vị cổ điển là vậy, nhưng vẫn mang tính chất hiện đại sâu sắc.Thơ Bác không lặp lại lối mòn của các vị tiền nhân xưa kia:

Bác phê phán thơ xưa thường quá lệ thuộc vào thiên nhiên mà tinh thần con người không thấy đâu.Tuy nhiên thơ Bác không hoàn toàn gạt bỏ thiên nhiên mà trái lại còn sử dụng rất nhiều các hình ảnh này.Tại sao vậy?trong khi Bác fê fán thơ xưa mà Bác làm đúng y như vậy.Chính đây mới là nét hiện đại trong thơ Bác.Thơ Bác có xuất hiện thiên nhiên, cảnh vật nhưng tất cả chỉ là fụ chỉ làm nền cho chủ thể-con người và con người ấy xuất hiện đẻ chinh fục cải tạo thiên nhiên.Thiên nhiên cũng đồng thời làm fông để con người bộc lộ tâm trạng.Chính lúc này trở ngại của thiên nhiên con người vượt qua bộc lộ chất “thép” cao cả , fi thường đầy nghị lực.Cũng có thể nói cái mới trong thơ Bác chính là 1 chữ”thép” này.

Chính thế ,”thép” không fải chỉ biểu hiện ở mức lời nói, đối thoại mà còn fải nằm trong hành động, hay trong thơ là các hình ảnh chứng minh.”Thép” trong thơ Bác xuất hiện qua rất nhiều trạng thái:có lúc là tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản,lúc lại là lòng yêu nước nông nàn của “ông cụ” già nhưng tấm lòng không hề già,lại có lúc ẩn hóa cho tinh thần, nghị lực fi thường của Bác.”Thép vì vậy mà chuyển hóa vào tỏng thơ dưới 2 dạng:trực tiếp(từ bài “Cảm tưởng đọc “thiên gia thi” nó xuất hiện 1 cách tường minh, rõ cả mặt chữ lẫn ý nghĩa) và gián tiếp(không xuất hiện 1 cách tường minh mà theo dạng nghĩa bóng;fải đọc hết cả bài thơ rồi dung tâm trí của mình thẩm thấu cả bài thơ+fân tích suy ngẫm mới rõ ra được “thép”).Dạng trực tiếp thì dễ rồi,dạng gián tiếp chẳng qua chỉ là chuyển tiếp của dạng trực tiếp.

Trong 1 hoàn cảnh tù ngục chân đeo xiềng tay đeo xích, Bác vẫn không thể bỏ qua được cảnh đẹp đêm trăng.Hơn thế, 1 người tù cũng như 1 tao sĩ Đường,(ăn uống chỉ là fụ)ngắm trăng là 1 nên hành fúc lớn và đủ làm người ta no lòng.1 lần nữa thơ Bác vượt qua thỏ cổ trong việc giao hòa với ánh trăng:thoát ra khỏi song sắt nhà tù.2 câu thỏ cuối thể hiện 1 chất thép cao cường, 1 nghị lực fi thường, nó giúp cho người nghệ sĩ dù trong cảnh tù đầy vẫn vượt lên hoàn cảnh,vẫn đầy chất nghệ sĩ.

Tập thơ "Nhật ký trong tù" đã được một số nhà phê bình đánh giá. Theo BBC, không chỉ các tác giả Việt Nam vàphương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc - quê hương của thơ chữ Hán - như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này. Cũng theo BBC, nhà phê bình Đặng Tiến lại nói tác phẩm này không có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng.

Xuân Diệu có viết: "Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó... Người xưa nói:" Đối diện đàm tâm" nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau...Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường..."

Giá trị nội dung

Miêu tả hiện thực nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Theo các bài thơ trong tập thơ này thì đó là hiện thực tồi tệ của một chế độ tồi tệ, nơi số phận những người tù, trong đó có Hồ Chí Minh, thật là cay đắng và đau khổ, đầy rẫy những điều oan ức và bất bình.

Nhà thơ cho rằng mình chỉ bị tù về thể xác nhưng vẫn là "khách tiên", vẫn tự do. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong bài đề từ của tập thơ:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao.

Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đến cùng cực, vẫn có các bài thơ lạc quan yêu đời, khao khát tự do, thể hiện khí phách của một nhà cách mạng, thể hiện tấm lòng đối với quê hương và những lo nghĩ đối với sự nghiệp cách mạng, thể hiện nỗi oan ức vì bị tình nghi là gián điệp, diễn tả tình yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân đạo.

Cơm tù

Không rau, không muối, canh không có

Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là

Có kẻ đem cơm còn chắc dạ

Không người lo bữa đói kêu cha.

Tiền vào nhà giam

Mới đến nhà giam phải nộp tiền

Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên

Nếu anh không có tiền đem nộp

Mỗi bước anh đi mỗi bước phiền.

Đánh bạc

Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai

Bị tù, con bạc ăn năn mãi

Sao trước không vô quách chốn này?

Giá trị tư tưởng

Tập thơ "Nhật ký trong tù" nói lên một số tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.

Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giá trị của tự do, lòng yêu nước.

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng

Cay đắng chi bằng mất tự do ? (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi)

Thà chết chẳng cam nô lệ mãi ("Việt Nam có báo động", nguồn tin xách đạo trên báo Ung Ninh)

Tư tưởng về văn học nghệ thuật được diễn tả trong bài thơ "Cảm tưởng đọc Thiên Gia Thi".

Cảm tưởng đọc Thiên Gia Thi

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Giá trị về Đường thi

Tập thơ có nhiều bài được viết theo lối chơi chữ, chiết tự chữ Hán (trong đó có một số chữ khó), nên các bản dịch tiếng Việt đôi khi không nói hết ý của bài.

Ví dụ: câu thơ "Ly khai trúc sản xuất chân long" (Mở cửa nhà lao ắt rồng bay). Trong tiếng Hán, nếu phát âm, cả hai chữ Rồng và Lồng cùng được phát âm là Lung. Khi viết, nếu bỏ bộ Trúc ở trên đi, thì chữ Lồng trở thành chữ Rồng.

Tập thơ đã sử dụng một cách sáng tạo các quy luật của thơ Đường, các tục ngữ, điển cố Trung Hoa. Ông Quách Mạt Nhược khi đọc tập thơ nhận xét rằng "Nhiều bài trong tập thơ sánh ngang Đường thi".

Ví dụ: tức cảnh sinh tình, lấy cảnh làm nền cho con người:

Tức cảnh

Cánh lá khéo in hình Dực Đức

Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công

Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng

Tin tức bên nhà bữa bữa trông.

(Theo Wikipedia)

Tự khuyên mình

Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng.

Không ngủ được

Một canh...hai canh...lại ba canh...

Trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Chiết tự

Người thoát khỏi tù ra dựng nước

Qua cơn hoan nạn, rõ lòng ngay

Người biết lo âu, ưu điểm lớn

Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay

Câu hỏi trong lớp Xem thêm