, Nêu đặc điểm các giai đoạn của phong trào Cần Vương Nêu nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX
2 câu trả lời
- Giai đoạn 1 (1885-1888)
+ Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa "Cần vương"
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân
+ Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa
- Giai đoạn 2 (1888-1896)
+ Mcặ dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân
+ Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa
- Nguyên nhân thất bại :
+ Ko mang tính địa phương, chưa có sự liên kết
+ Ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời
+ Hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ
+ Sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu
+ Thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất
+ Chưa thúc đẩy động viên khai thác để ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẩn về tôn giáo và sắc tộc
Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (tháng 7 năm 1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt – phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt – Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.
Ngày 31 tháng 7 năm 1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc – một ông vua có tư tưởng thân Pháp – và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.