Nêu cuộc khởi nghĩa hương khê và yên thế

2 câu trả lời

1. Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 - 1896):

a) Địa bàn hoạt động và lãnh đạo:

- Địa bàn huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh), lan rộng ra nhiều tỉnh khác: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng

b) Diễn biến:

- Giai đoạn 1 ( 1885 - 1888): đây là giai đoạn nghĩa quân xây dựng căn cứ và chuẩn bị lực lượng.

- Giai đoạn 2 (1888 - 1895): Nghĩa quân bước vào giai đoạn ác liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.

c) Kết quả: Khởi nghĩa thất bại. Phan Đình Phùng hy sinh. Nghĩa quân tồn tại được một thời gian rồi tan rã.

d) Ý nghĩa:

- Là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thể kỷ XIX.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

2. Khởi nghĩa Yên Thế (1984 - 1913):

a) Nguyên nhân:

- Do Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống của nhân dân bị xâm phạm nên họ phải nổi dậy đấu tranh.

b) Diễn biến: 3 giai đoạn.

- Giai đoạn 1 (1884 - 1892): nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

- Giai đoạn 2 (1893 - 1908): nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải 2 lần hòa hoãn.

- Giai đoạn 3 (1908 - 1913): Pháp tập trung lực lượng tấn công qui mô lớn vào Yên Thế.

- 10/2/1918: Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

c) Kết quả: khởi nghĩa thất bại.

d) Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

I/Khởi nghĩa Hương Khê 

- Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.

- Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

+ Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.

+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

II/Khởi nghĩa Yên Thế

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.







Câu hỏi trong lớp Xem thêm