Nêu cuộc kháng chiến của triều đình, của nhân dân và kết quả ý nghĩa trên 2 mặt trận:

-Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

-Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ 2

1 câu trả lời

`@` Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

`+,` cuộc kháng chiến của triều đình :

`-` Khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội , khoảng `100` binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu , hi sinh tới người cưới cùng ở Ô Thanh Hà

Trong thành , Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm . Khi bị trọng thương , bị giặc bắt, ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp , nhịn ăn cho đến chết . Con trai ông là Nguyễn lâm cũng hi sinh trong chiến đấu

`+,` cuộc kháng chiến của nhân dân :

`-` Thành Hà Nội bị giặc chiếm , quân triều đình tan rã nhanh chóng , nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu 

`-` Các sĩ phu , văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội , bí mật tổ chức chống Pháp  . Tại các tỉnh Hưng Yên , Phủ Lí , Ninh Bình , Hải Dương , Nam Định ...., quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta

`-` Tiêu biểu hơn cả là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất của nhân dân . Khi thực dân Pháp đánh ra Cầu Giấy đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích , Gác-ni-ê cùng nhiều binh sĩ giặc bị giết

`->` Kết quả : Mặc dù cuộc kháng chiến của nhân dân thắng lợi , thực dân Pháp hoang mang , nhân dân ta phấn khởi thì triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp , và kí với chúng Hiệp ước Giáp Tuất `1874`

`->` Ý nghĩa : cho thấy lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta , ý chí quyết tâm , quật cường đồng thời để lại nhiều bài học quý giá về sau

----------------------------------------------------------------------

`@` Pháp tấn công Bắc Kì lần hai

`+,` cuộc kháng chiến của triều đình :

`-` Trưa `25-4` , khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành , Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự , nhưng vẫn không giữ được thành . Để bảo toàn khí tiết , sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình , Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu để khỏi rơi vào tay giặc

`+,` 

`-` ngay từ đầu khi thực dân Pháp tấn công vào thành nhân dân đã chủ động kháng chiến , họ tự tay đốt các dãy phố để tạo thành bức tường lửa chặn đánh giặc

`-` Sau khi thành rơi vào tay thực dân Pháp ,nhưng nhiều sĩ phu , văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến

`-` Hoàng Tá Viêm , Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây , Bắc Ninh , hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội . Nhân dân không bán lương thực cho Pháp . Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh , tự động rào làng , đắp cản 

`-` Khi thực dân Pháp đánh vào Nam Định , nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành , tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc . Nguyễn Hữu Bản , con của Nguyễn Mậu Kiến , nối tiếp chó cha , mộ quân đánh Pháp và hi sinh trong chiến đấu

`-` Vòng vây của quan dân ta xung quan Hà Nội ngày càng siết chặt buộc Ri-vi-e cầu cứu viện binh . Ngày `19-5-1883` , một toán nghĩa binh do Ri-vi-e chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội đến Cầu Giấy bị đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh , hàng chục tên giặc bị giết có cả Ri-vi-e

`->` Kết quả : nhiều tướng giặc bị giết , Trận Cầu Giấy giành thắng lợi , nhân dân ta phấn khởi nhưng triều đình tiếp tục chủ trương cầu hòa nên đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp chiếm Bắc Kì

`->` Ý nghĩa : Thể hiện lòng yêu nước , ý chí kiên cường của nhân dân ta đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về tinh thần đoàn kết . Không những vậy còn cho thấy sự yếu đuối , bạc nhược của thực dân Pháp

$@Harryisthebest$