Nêu câu ca dao - tục ngữ và giải nghĩa trong : Bài 4: Bảo vệ hòa bình Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Bài 6: Hợp tác cùng phát triển Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2 câu trả lời
Bài 4:
- Đứng trên cầu Cấm em thề
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bài 5:
-Anh em bốn bể một nhà
-Đi buôn có bạn , đi bán có phường
-Trăm ơn , trăm nghĩa , vạn tình
Bài 6:
-Góp gió thành bão
-Một cây làm chả lên non,ba cây chụm lại lên hòn núi cao
Bài 7:
-Cây có cội , nước có nguồn
-Sống tết,chết giỗ
-Chim có tổ,người có tông
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
- Thực dân hỡi thỡi thực dân
- Ðàng nào thì cũng một lần về thôi
- Việt Nam của Việt Nam rồi
- Cướp làm sao nổi đất người Việt Nam
Những câu ca dao ấy đã nói lên được tình thần yêu nước, cam thù giặc ngoại xâm của con người, dân tộc Việt Nam. Tác giả đã khẳng định nên tinh thần bất khuất, khẳng định sự chiến thắng, sự oai hùng của người dân Việt Nam. Khẳng định tinh thần hiên ngang của người dân Việt Nam, hiên ngang, kiên cường.
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Nhường cơm, sẻ áo.
Câu tục ngữ nói về sự nhường nhịn, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, từ miếng ăn đến cái mặc. Giúp đỡ những người cơ hàn, khó khăn
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Dân ta nhớ một chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Hai câu trong bài “Nên học” của Bác Hồ. 4 chữ đồng thể hiện tư tưởng của Bác Hồ về xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, tập hợp và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc.
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Sống tết, chết giỗ.
Ông bà ta từ xưa đã có truyền thống thờ cũng tổ tiên, ông bà để thể hiện tình yêu thương ông bà, tưởng nhớ tổ tiên và nhớ về cội nguồn. Câu tục ngữ trên thể hiện tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Truyền thống yêu thương, nhớ ơn ông bà được thể hiện qua câu tục ngữ trên.