Nêu cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ qua bốn câu thơ đầu bằng một bài văn nghị luận.

1 câu trả lời

         Tú Xương-Tác giả của bài thờ nôm nổi tiếng "Thương vợ" là một trong số ít nhà văn lấy cảm tưởng chính là người vợ của mình trong sự nghiệp viết thơ, văn của bản thân. Thường những bài viết về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến đều là nói về sự bất hạnh, khốn khổ. Riêng bài "Thương vợ" lại đề cao hình ảnh của một người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Tình cảm của Tú Xương dành cho bà Tú là một tình cảm quý giá, một cảm xúc chân thành và sâu sắc.

          Hình ảnh đầu tiên hiện lên của bà Tú là hình ảnh của một người phụ nữ bon chen với đời. Dù là người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng bà vẫn cố gắng tự mình làm việc, gồng gánh cả gia đình, một thân một mình buôn bán ở "mom sông" để kiếm sống, liều mình đến nơi nguy hiểm như vậy. 

                           " Quanh năm buôn bán ở mom sông,

                             Nuôi đủ năm con với một chồng."

          Bà đã làm công việc ở nơi chông chênh này quanh năm suốt tháng. Bà còn là một người mẹ hiền, luôn dành hết tất cả tình yêu thương của mình cho con, dù có vất vả cỡ nào bà cũng phải cố gắng. Bất kì đọc giả nào khi đọc đến đây đều bất ngờ đến xúc động. Bất ngờ vì vẫn có một người vợ tốt đến, một người mẹ tuyệt vời đến vậy. Xúc động chắc có lẽ là do tình yêu thương của bà Tú quá lớn, lớn đến mức phá vỡ mọi cảm xúc khiến người khác phải rơi lệ. Tác giả lúc này như tự hạ thấp bản thân xuống khi không thể giúp được gì cho người vợ của mình. Quả thật vừa đáng thương vừa đáng trách cho Tú Xương-Người đàn ông có trí thức nhưng lại lận đận trên con đường sự nghiệp của bản thân.

         Bà ngày đêm không ngừng cố gắng, khi cái thời buổi mà con người rơi vào những khoảnh khắc khó khăn nhất, bà phải giành giật từng đồng một để nuôi gia đình.

                           "Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

                            Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

          Tú Xương đã khắc họa vợ mình lên hình ảnh con cò, một hình ảnh quen thuộc mỗi khi nhắc đến ca dao Việt Nam, hình ảnh đẹp của một số phận nhỏ bé, thấp hèn phải luôn mò mẫn, lam lũ với dòng đời. Điều này cũng dường như ám chỉ thẳng vào hình ảnh người phụ nữ đẹp về đức tính như bà Tú. Tác giả Tú Xương cũng đã sử dụng thành công biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu văn của mình để nhằm nhấn mạnh đặc biệt về sự cống hiến âm thầm của bà Tú dành cho mái ấm. "Èo sèo" và "đò đông" đã chỉ rõ hình ảnh sinh động của sự ồn ào, náo nhiệt và vô cùng phức tạp ở bến đò ấy, vừa khó khăn và vừa nguy hiểm. 

             Bà Tú không chỉ là người phụ nữ tham làm, luôn chịu không quản nắng mưa để lo cho chồng, cho con mà còn là một người phụ nữ chứa đày lòng vị tha, nhẫn nhịn đến hạnh phúc.

             Có thể nói, "Thương vợ" của Tú Xương không chỉ tả vợ của ông là bà Tú nói riêng mà còn tả về người phụ nữ của thời phong kiến xưa. Hình ảnh của một đức tính đáng trân trọng đồng tác giả cũng dường như tự giễu mình, tự trách bản thân điều đó cũng cho ta thấy được sự tiến bộ về tư tưởng trong bối cảnh lúc bấy giờ đã khác đi không ít. Tú Xương đã dùng hết cả tấm thân tình của mình vào từng câu văn thể hiện sự chân thành của bản thân ông dành cho bà Tú. Là một trong số những bài thơ hay nhất, tác phẩm đã thành công một cách xuất sắc trong việc nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ, một vẻ đẹp từ thể chất lẫn tinh thần không gì lay chuyển từ ngàn đời xưa của dân tộc Việt Nam ta.

@Ping0503

Câu hỏi trong lớp Xem thêm