Nêu 10 điểm mà em biết nhan vat lịch su Ngô Quyền và chien thắng Bạch Đằng

2 câu trả lời

Chiến thắng Bạch Đằng:

-  Cuối năm 938,  quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

-  Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

-  Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, cùng lúc quân ta từ thượng lưu đánh xuống, hai bên bờ đánh tạt sang, quân Nam Hán rối loạn, thuyền bị vướng, va vào cọc vỡ tan tành, số thuyền khác to lớn, nặng, không thoát khỏi trận địa cọc. Quân ta dùng thuyền nhẹ, luồn lách, xông vào giáp lá cà tiêu diệt giặc quyết liệt, quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, Hoằng Tháo cũng bị bị chết.

-  Vua Nam Hán hay tin bại trận, hoảng sợ rút quân về nước.

* Ý nghĩa  lịch sử:

-  Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

-  Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

-  Mở ra thời kì mới, xây dựng, bảo vệ nền độc lập của tổ quốc.

-  Chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

Ngô Quyền:

- Ngô Quyền (898-944), người Đường Lâm (Hà Tây), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

- Ngô Quyền là người có sức khỏe, chí lớn mưu cao, mẹo giỏi. Trong cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh dũng. Là một tướng giỏi lại có nhiều công lao, ông được Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái cho. Sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong cho làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa)

- Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.

*Ngô Quyền:

Sinh năm 898, mất năm 944. Ông là người Đường Lâm, bây giờ là Sơn Tây, Hà Nội, cha ông là Ngô Mân, là một châu mục ở Đường Lâm. Ngôi Quyền là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. là một tướng giỏi của Dương Đình Nghệ. Sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán, ông đã được Dương Đình Nghệ phong làm Thứ sử, trấn giữ Thanh Hóa, bấy giờ là Ái Châu.

*Trận chiến Bạch Đằng năm 938:

- Nguyên nhân: 

+Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Huệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

+Ngô Quyền biết tin và kéo quân ra Bắc để trị tội tên phản đồ - Kiều Công Tiễn vì đã giết Dương Đình Huệ và còn cầu cứu quân Nam Hán.

- Chuẩn bị:

 -  Ông cho đóng cọc nhọn, đầu bịt sắt xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm dựa vào sự lên xuống của thủy triều, rồi cho quân mai phục hai bên bờ sông.

- Diễn biến:

 + Cuối năm 938, thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào. Bị chúng trận địa cọc ngầm của Ngô Quyền mà không hay biết. 

 + Nước triều bắt đầu rút, ông hạ lệnh dóc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Bị đánh bất ngờ cùng sập bẫy của Ngô Quyền, quân Nam Hán chống đỡ không nổi đành rút chạy tại biển. 

- Kết quả:

  - Trận chiến Bạch Đằng kết thúc và hoàn toàn thắng lợi.
#Quanghuybadboy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm