Năm 1986, Ông A và Bà B kết hôn với nhau. Họ có 3 người con là X, Y, Z đều đã thành niên và có đầy đủ khả năng lao động. Năm 2018, Ông A bị tai nạn giao thông chết đột ngột và không để lại di chúc Biết rằng, trong suốt quá trình chung sống thì Ông A và Bà B có những tài sản chung sau: (1) Một mảnh đất được mua từ năm 1986 do hai vợ chồng đứng tên trên giấy chứng nhận với trị giá 800 triệu đồng; (2) Một sổ tiết kiệm mở tại Ngân hàng BIDV vào năm 2015 đứng tên đồng sở hữu 2 vợ chồng với trị giá 1,2 tỷ đồng; Biết, Ông A và Bà B không có thỏa thuận gì về tài sản vợ chồng. Hãy chia di sản của Ông A?

1 câu trả lời

Tình huống 1: Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:

1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X.
2. C chết trước A. D chết sau A (chưa kịp nhận di sản)
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản

>> Xem thêm:

  • Hướng dẫn làm bài tập chia thừa kế theo di chúc qua tình huống cụ thể
  • Cách làm bài tập chia thừa kế và một số tình huống áp dụng
  • Một số lưu ý khi làm bài tập chia thừa kế theo pháp luật

Lời giải:

Di sản ông A để lại là 900 triệu.

Trường hợp 1. C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.

A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).

Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.

A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu.

Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo Điều 652 BLDS 2015).

D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.

Trường hợp 3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.

Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo Điều 619 BLDS 2015).

Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).

Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.

Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo Điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.

Tình huống 2: Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có 3 người con là anh C,D và E( đã thành niên ). Tài sản chung làm ra ông đã làm hợp đồng tặng hết cho bà B. Chỉ còn căn nhà là tài sản riêng, ông đã lập di chúc định đoạt cho C hưởng 1/2 căn nhà còn lại chia đều cho B và E. Ngày 25/11/2019 ông A chết. Hãy chia thừ kế trong trường hợp trên biết rằn căn nhà có giá trị 1 tỷ 2, di chúc ông B để lại hợp pháp.

Lời giải:

Di chúc hợp pháp nên chia thừa kế theo di chúc

C được hưởng 1/2 căn nhà = 600 triệu

D và E mỗi người hưởng 1 phần còn lại bằng nhau là : D = E=600/2 = 300 triệu

Mà xét điều 644 BLDS 2015: Bà B là người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

Tính 1STK = 1 tỷ 200/4 x 2/3 = 200 triệu

Vậy bà B được hưởng ít nhất 200 triệu

Áp dụng nguyên tắc rút bù ta có :

C rút 100 triệu, D và E rút 100 triệu

Tình huống 3: A và B là hai vợ chồng, họ có 2 người con là C và D. Ngày 12/1/2020 A chết do tai nạn giao thông. Lúc này B đang mang thai 4 tháng. Hãy chia thừa kế trong trường hợp sau biết : Tài sản chung của vợ chồng là 240 triệu, bố mẹ A đều chết trước A

Lời giải:

Thời điểm mở thừa kế là kể từ lúc A chết vào ngày 12/1/2020

Vì A chết không để lại di chúc nên ta chia thừa kế theo pháp luật

Xác định di sản thừa kế của A: 240/2 = 120 triệu

Hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm: B, C và D. Nhưng B đang mang thai nên phải để thêm 1 suất thừa kế nũa cho đứa bé : 120/4= 30 triệu

– Nếu 5 tháng sau, B sinh E ( đứa con) ra còn sống thì E sẽ được hưởng 1 phần thừa kế của A

– Nếu E chết trước khi sinh ra thì phần của E sẽ được chia đều cho B, C và D.

– Nếu E sinh ra sau 10 tiếng mà chết thì sẽ giải quyết như thế nào?

Thì phần đó sẽ được B thừa kế. Tuy nhiên E phải làm thủ tục giấy khai sinh sau đó làm thủ tục giấy khai tử.

Tình huống 4: Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Hãy chia tài sản của ông A trong trường hợp trên.

Lời giải:

Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu.

Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.

Ông A để lại cho bà B 100 triệu.

Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150 – 100 = 50 triệu.

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.

Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33 triệu

Mỗi người con của anh cả sẽ hưởng chung nhau 1 STK là: 8.33/2=4.165 triệu

Tình huống 5: D và M là 2 vợ chồng, có 3 con chung là H , T và C sinh đôi , tất cả đều đã thành niên có khả năng lao động

Do bất hòa, D và M đã ly thân, H ở với mẹ còn T và C sống với bố.

H là đứa con hư hỏng, đi làm có thu nhập cao nhưng luôn ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi, sau 1 lần gây thương tích nặng cho mẹ, hắn đã bị kết án.

Năm 2019 Bà M mất, trước khi chết bà miên có để lại di chúc là cho G là e gái 1 nửa số tài sản của mình.

Khối tài sản chung của D và M là 790 triệu

1. Chia thừa kế trong trường hợp này
2. Giả sử cô G khước từ nhận di sản thừa kế, di sản sẽ phân chia thế nào.

Lời giải:

Tài sản của bà M = 790/2 = 395 triệu.

Do H bị tước quyền thừa kế nên những người thừa kế theo pháp luật của bà M gồm: ông D, T, C

Chia theo di chúc: G = 395/2 = 197.2 triệu còn lại là 197.2 triệu không được định đoạt trong di chúc nên Chia theo pháp luật như sau:

Ông D = T = C = 197.2/3 = 65.8 triệu.

Giả sử toàn bộ tài sản được chia theo pháp luật: 1 suất thừa kế theo pháp luật = 395/3= 131.67 triệu.

1 suất thừa kế bắt buộc là = 131.67 * 2/3 = 87.78 triệu.

Vậy: D=T=C=87.7 triệu

         G= 131,66 triệu

Nếu G từ chối nhận tài sản thừa kế thì toàn bộ tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Tình huống 6: Ông A và bà B là vợ chồng, 2 người có tài sản chung là 600tr. Bà B có tài sản riêng là 180tr. Họ có 3 người con, C (20t) đã trưởng thành, có khả năng lao động; D, E (14t) chưa có khả năng lao động. Bà B chết, di chúc hợp pháp cho M 100 triệu; hội người nghèo 200 triệu. Tính thừa kế của những người trong gia đình bà B?

Lời giải :

Bà B chết, di sản của bà trị giá: 180 + 600/2 = 480 triệu.

Bà B di chúc hợp pháp cho M & hội người nghèo, không di chúc cho ông A cùng các con, nhưng ông A & D, E thuộc đối tượng phải được nhận di sản bắt buộc = 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Ta có:

1STK = 480/4 x (2/3) = 80 triệu.

=> A & D, E mỗi người nhận được 80 triệu. Phần di sản còn lại của bà B trị giá: 480 – (80 x 3) = 240 triệu.

Theo di chúc, tổng di sản bà B di tặng là: 100 + 200 = 300 triệu (> 240 triệu)

Ta thấy:

M/hội người nghèo = 100/200 = 1/2 (tức là theo di chúc, di sản di tặng cho M & hội người nghèo luôn theo tỉ lệ 1 : 2)

Suy ra, M nhận được: (240/3) x 1 = 80 triệu; hội người nghèo nhận được: (240/3) x 2 = 160 triệu.

Vậy: A: 380 triệu, D=E=M=80 triệu, Hội người nghèo : 160 triệu

Tình huống 7: Ông A có 2 người con là B và C. Anh B có vợ là chị D có hai con là E và F. Anh C có vợ là chị P có con là Q. Biết mình bị bệnh hiểm nghèo nên anh B đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho 2 người con. Ngày 01/01/2019 anh B chết, không lâu sau đó ngày 25/02/2020 anh C cũng chết do tai nạn. Buồn rầu trước sự ra đi của hai người con, ngày 15/7/2020 ông A cũng lâm bệnh và chết. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên biết rằng: Tài sản của B và D là 240 triệu, tài sản của C và P là 60 triệu, Tài sản của A là 90 triệu

Lời giải:

Chia di sản của B:

Xác định di sản thừa kế của B : 240/2 = 120 triệu

Chia thừa kế theo di chúc: 120/2 = 60 triệu = E = F

Mà A và D thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

Tính 2/3 1STK = 120/4×2/3 = 20 triệu = A = D

Do đó: E = F = 120 – ( 20 x 2 ) = 80 triệu /2 = 40 triệu

Chia di sản của C

Di sản của C là 60/2 = 30 triệu

Chia theo pháp luật cho A, P, Q là : 30/3 = 10 triệu

Chia di sản của A:

Tổng số di sản của A là : 90 + 20 + 10 = 120 triệu

Vì ông A không có hàng thừa kế thứ nhất nên ta chia cho những người thừa kế ở hàng thứ 2 là E=F=Q = 120/3 = 40 triệu

Tình huống 8: A kết hôn với B và có 2 con là C và D. C lấy E có 2 con là C1 và C2. D lấy F có 2 con là D1 và D2. Khi tham gia giao thông, A và C bị tai nạn và qua đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia tài sản của gia đình biết A và B có chung 600 triệu.

Lời Giải:

Xác định di sản của A và C.
Do A và B có chung 400 triệu => A có 600 / 2 = 300 triệu.

Do A không có di chúc nên toàn bộ 200 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được hưởng thừa kế là B, C, D. Mỗi người được 300 / 3 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C và A chết cùng thời điểm nên 100 triệu mà C nhận được từ A sẽ được chuyển cho C1 và C2, mỗi người được 100 / 2 = 50 triệu (theo luật thừa kế kế vị).
Vậy:
B = D = 100 triệu (ngoài ra B còn 300 triệu)
C1 = C2 = 50 triệu.

Tình huống 9: Ông A kết hôn với bà B và có 2 con chung là C, D.
C bị bại liệt từ nhỏ. D có vợ là E và 2 con là F, G. Năm  2004, D bị bệnh chết. Tháng 2/2006 bà B lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 căn nhà cho cháu nội là G huởng thừa kế.Tháng 10/2006 bà B chết. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp.Giải quyết tranh chấp biết rằng:
+ Tài sản riêng của D là 100 triệu
+ Căn nhà là tài sản chung của ông A và bà B trị giá 240 triệu. Cha mẹ bà B đã chết.

Lời giải:

Tại thời điểm D chết. D có 100 triệu.

Do D không có di chúc nên tài sản của D sẽ chia theo pháp luật cho 5 người (A, B, E, F, G) mỗi người 20 triệu.

Khi đó:
A = B = 120 (1/2 của 240) + 20 = 140 triệu.
E = F = G = 20 triệu.

Tại thời điểm B chết B có 140 triệu.

Do B có di chúc nên ta phải chia theo di chúc là G được 1/3 căn nhà = 1/3 * 240 = 80 triệu. B còn 140 – 80 = 60 triệu không nhắc tới. Nó sẽ được chia theo pháp luật. 60 triệu này chia theo pháp luật thì A, C, D sẽ được hưởng mỗi người 20 triệu. Do D chết rồi nên 20 triệu này sẽ được chia đều cho F và G theo kế thừa kế vị.
Khi đó:
A và C được nhận thêm 20 triệu
F và G nhận thêm 10 triệu

Do C bị tàn tật và A không được nhắc đến trong di chúc của B nên C và A là đối tượng thuộc diện trong luật 669. Do vậy A và C sẽ được nhận đủ 2/3 số tài sản của 1 người khi chia theo pháp luật.
Giả sử ban đầu tài sản của B chia theo pháp luật. Khi đó có 3 người là A, C, D nhận được, mỗi người được 140 / 3 = 46,67 triệu. Do đó A và C mỗi người phải được nhận đủ số tiền là 2 / 3 * 46,67 = 31,11 triệu > 20 triệu như trên. Khi đó ta cần chia lại như sau:
Số tiền của B còn lại sau khi chia cho A và C là 140 – (31,11 * 2) = 77,78 triệu. Do 77,78 còn lại của B ít hơn 80 triệu mà G được nhận theo di chúc nên toàn bộ 77,78 triệu thuộc về G.

Vậy:
A = 140 + 31,11 = 171,11 triệu
C = 31,11 triệu
E = F = 20 triệu
G = 20 + 77,78 = 97,78 triệu.

Tình huống 10: Sơn và Hà là vợ chồng có tài sản chung là 1,8 tỷ đồng. Họ có hai con là Hạnh(15 tuổi) và Phúc (20 tuổi). Vừa qua, Sơn và Hạnh đi xe bị tai nạn. Lúc hấp hối, Sơn có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản cho Phúc và Hạnh. Sau khi để lại di chúc ông Sơn qua đời. Vài giờ sau Hạnh cũng không qua khỏi.

Hãy cho biết Hà sẽ được hưởng bao nhiêu từ di sản của hai bố con Sơn và Hạnh? Biết rằng Hạnh còn có tài sản trị giá 50 triệu do được bà ngoại tặng trước khi chết. (Lý giải vì sao?)

Lời giải:

Nếu di chúc ông Sơn để lại là hợp pháp (629, 630 BLDS 2015) và Hạnh được xác định là chết sau ông Sơn (619 BLDS 2015) thì Hạnh được hưởng thừa kế theo di chúc ông Sơn để lại.

Bà Hà là người được hưởng thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc (644 BLDS 2015) nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

Theo đó, bà Hà được hưởng 200 triệu từ di sản ông Sơn để lại (644 BLDS 2015) phần còn lại được thực hiện theo di chúc (Hạnh = Phúc = 350 triệu)

Nếu Hạnh chết không để lại di chúc thì di sản Hạnh để lại (350 triệu hưởng thừa kế từ ông Sơn + 50 triệu bà ngoại tặng cho) được chia theo pháp luật. Theo đó, bà Hà là người được hưởng thừa kế theo pháp luật của Hạnh (651 BLDS 2015)

Hà được hưởng: 200 tr (thừa kế theo điều 644 BLDS 2015) + 400 triệu của Hạnh (651 BLDS)

Tình huống 11: Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là C sinh năm 1976 và D sinh năm 1980. C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là E và có con là F,G,H. Vợ chồng D không có tài sản gì và sống nhờ nhà của ông bà A – B. Năm 2015, bà B lập di chúc để lại cho D 1/3 tài sản của bà. Tháng 10/2016,  D chết. Tháng 01/2017, bà B chết.

Chia di sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản chung của ông A, bà B trị giá 1 tỷ đồng. Biết rằng, mẹ bà B là cụ G còn sống.

Lời giải:

Di sản của Bà B là 500 triệu (trong khối tài chung với ông A). Năm 2015, B lập di chúc để lại cho D 1/3 di sản của bà.

Do D chết (tháng 10/2016) trước bà B (tháng 1/2017) nên di chúc bà B để lại cho D hưởng 1/3 di sản của bà không  có hiệu lực (điểm a, khoản 2 điều 643 BLDS 2015).

Khi đó, di sản bà B để lại được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Khi đó, cụ G (mẹ bà B), ông A (chồng), C (con), D (con bà B nhưng đã chết nên F+G+H được hưởng thừa kế thế vị của D theo điều 652 BLDS 2015) được hưởng thừa kế theo pháp luật của bà B (theo điều 651 BLDS 2015).

Một số tình huống tham khảo thêm: 

BÀI TẬP 1:

A có vợ là B, tài sản chung của A và B là 1,2 tỷ đồng. A chung sống như vợ chồng với C, tài sản chung của A và C là 600 triệu đồng. A chết, tiền mai táng cho A hết 50 triệu đồng. Tiền phúng viếng thu được 100 triệu đồng. Xác định DSTK của A.

BÀI TẬP 2:

A và B là vợ chồng. Khi A chết, A trích 100 triệu đồng từ tài sản chung để làm mai táng cho A. Sau khi trừ đi tiền mai táng, tài sản chung của A và B còn 800 triệu đồng. Hãy xác định DSTK của A.

BÀI TẬP 3:

Vợ chồng A và B có 2 đứa con là C, D. C có một người con là M. Tháng 1/2017, ông A bị tại nạn qua đời. Trước đó , ông A có để lại di chúc cho C và D mỗi người 1/2 di sản của mình. Bà B lo mai táng cho ông A hết 20 triệu đồng. Qua sự kiện trên bà B làm đơn kiện ra tòa án H để yêu cầu hưởng di sản thừa kế của ông A. Tòa án xác định tài sản chung của A và B là 400 triệu đồng. Sau khi ông A qua đời 5 tháng thì C cũng mất. Hãy chia thừa kế trong TH trên.

BÀI TẬP 4:

Năm 1980, Ông A kết hôn với bà B. Năm1991, bà B sinh được 3 người con C, D , E. Năm 2016, ông A chết để lại di chúc cho C toàn bộ di sản của mình. Năm 2017, bà B chung sống với ông F và nhận một người là con nuôi là H theo quy định pháp luật. Cuối năm 2010, bị cảm đột ngột nên bà B qua đời không kịp chăng chối điều gì. Hãy chia thừa kế trong trường hợp này biết rằng: Tài sản chung của A và B là 500 triệu đồng, tài sản của bà B từ khi chung sống với ông F là 200 triệu đồng.

BÀI TẬP 5:

H và L có con là P và Q (bị nghiện). P lấy vợ là N sinh được 2 người con là A và B ( cả 2 chưa thành niên). Năm 2016, P chết không kịp để lại di chúc. Năm 2017, H cũng bị bệnh nên qua đời. Trước khi chết H để lại di chúc cho 2 cháu A và B mỗi chãu 1/2 di sản của mình. Biết tài sản P và N là 700 triệu đồng. Tài sản của H và L là 600 triệu đồng. Q chưa đến tuổi trưởng thành. H còn có mẹ già đang sống ở quê nhà. Phân chia di sản thừa kế trong TH trên.

BÀI TẬP 6:

Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). E kết hôn với F và có hai người con chung là X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2 người con chung là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà Z. Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:

A chết không để lại di chúc. Tài sản chung của ông A và bà B là 900.000.000 đồng (chín trăm triệu đồng), tài sản chung của ông A và bà K là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng). Mai táng phí cho ông A hết 50.000.000 (năm mươi triệu đồng).

Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B. Anh E chết trước ông A. Di sản của ông A là 1.200.000.000 đồng (một tỷ hai trăm triệu đồng).

BÀI TẬP 7:

Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). E kết hôn với F và có hai người con chung là X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2 người con chung là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà Z. Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:

Ông A chết có để lại di chúc định đoạt cho bà B được hưởng 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), cho K được hưởng 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Cho E hưởng 300.000.000 (ba trăm triệu đồng) nhưng E chết cùng thời điểm với ông A. Di sản của ông A là 1.500.000.0000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng).

Ông A chết để lại di chúc cho K được hưởng 1/2 tổng di sản, bà B bị tước quyền hưởng di sản thừa kế. Di sản của ông A là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng).

BÀI TẬP 8:

Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E. C, D đã thành niên và có khả năng lao động; còn E 8 tuổi. Ông A và bà B có khối tài sản chung 2,4 tỷ đồng. Ông A chết, hãy chia di sản thừa kế của A trong các trường hợp sau đây:

A chết không lập di chúc

A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E

A chết lập di chúc cho C hưởng 300 triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 con là M và N. Ngoài ra, trong di chúc A định đoạt cho D hưởng 200 triệu đồng.

BÀI TẬP 9:

Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E (C, D, E đều đã thành niên và có khả năng lao động). A còn có một bà mẹ là bà K. Ông A và bà B có khối tài sản chung 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có một con chung là M. Số tài sản chung của A và F là 1,6 tỷ đồng. Khi A chết tiền làm mai táng cho A hết 100 triệu đồng. Hãy chia di sản thừa kế của A trong các trường hợp sau đây:

A chết không lập di chúc.

A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.

A chết lập di chúc cho C hưởng 100 triệu đồng; cho D hưởng 200 triệu đồng; cho E hưởng 1/2 số di sản còn lại và truất quyền thừa kế của K.

Bài 10. A kết hôn với B có 2 con là C, D, E. C, D đều đã thành niên và có khả năng lao động; E chưa thành niên. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có con chung là K. Tài sản chung của A và F là 800 triệu đồng.

A chết, không để lại di chúc.

A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.

A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của E, cho C hưởng 1/2 di sản nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 người con là M và N.

BÀI TẬP 10:

A kết hôn với B có 2 con là C, D (C, D đều đã thành niên và có khả năng lao động). A còn có mẹ là bà E. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có con chung là K. Tài sản chung của A và F là 800 triệu đồng.

A chết, không để lại di chúc.

A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E.

A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của B, cho C hưởng 1/2 di sản nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 người con là M và N. Chúc bạn học tốt vote cho tớ 4 sao với nhé

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

2 lượt xem
1 đáp án
2 giờ trước