Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lô . Mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa ,lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về Tại sao chỉ với hai câu văn trên mà Nguyễn Tuân dụng công về mặt ngôn từ như vậy ??

2 câu trả lời

Những câu văn nêu trên là những câu văn miêu tả màu nước sông Đà vô cùng đặc sắc và tài tình của Nguyễn Tuân. Đầu tiên, sự tài hoa của cách dùng từ của Nguyễn Tuân thể hiện ở việc ông so sánh màu nước sông Đà với màu nước sông Lô để người đọc hình dung và thấy được sự khác biệt. Đó là hai màu xanh ngọc bích và màu xanh canh hến. Đặt hai màu xanh cạnh nhau, tác giả sẽ giúp người đọc có sự hình dung tổng quan sâu sắc về màu xanh của hai dòng sông này. Tiếp theo, sự tài tình của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ được biểu hiện ở hình ảnh so sánh đặc sắc "như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa". Hình ảnh so sánh này giúp cho người đọc hình dung được cụ thể và sâu sắc màu sắc của dòng sông Đà khi mùa thu đến. Từ "lừ lừ, giận dữ, bất mãn, bực bội" tạo nên chất sống động, chân thực như một con người để diễn tả dòng sông. Dòng sông dường như cũng có tâm trạng, cũng có trạng thái cảm xúc như một con người khi thu đến. Chính vì vậy, chỉ nhờ hai câu văn mà Nguyễn Tuân đã thành công trong việc sử dụng ngôn từ.

Nguyễn Tuân là nhà văn duy mỹ – “suốt đời tôn thờ và phụng sự cái đẹp” (Gs. Nguyễn Đăng Mạnh). Tác phẩm của ông là những trang viết sống động về con người và thiên nhiên với cảm hứng ngợi ca. “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng thẩm mĩ đó của nhà văn. Dưới ngòi bút của ông, sông Đà hiện lên hung bạo như một “loài thủy quái nham hiểm và độc dữ” nhưng cũng rất dịu dàng và say đắm như một mỹ nhân Tây Bắc. Đoạn văn ta sắp phân tích sau đây là đoạn văn tiêu biểu cho vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng đó của Đà giang.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm