một truyện ngắn hay bao giờ cũng có khả năng tạo ra trong đông đảo người đọc một sức liên tưởng rộng rãi và bao quát vượt ra ngoài khuôn khổ của những trang truyện ít ỏi của bản thân nó”.theo nguyễn minh châu. bằng hiểu biết của em về những truyện ngắn đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

2 câu trả lời

** Em tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây **

A. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

-  "một truyện ngắn hay" là gì?

2. Bình luận, chứng minh

- Một truyện ngắn hay có khả năng tạo ra trong đông đảo người đọc sức liên tưởng rộng rãi.

- Một truyện ngắn hay là một truyện ngắn bao quát vượt ra khỏi cái khuôn khổ những trang truyện ít ỏi của bản thân nó.

C. Kết bài

- Đánh giá chung

- Suy nghĩ của bản thân.

 

* Bài viết

Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu "một truyện ngắn hay bao giờ cũng có khả năng tạo ra trong đông đảo người đọc một sức liên tưởng rộng rãi và bao quát vượt ra ngoài khuôn khổ của những trang truyện ít ỏi của bản thân nó”. Vậy nên những tác phẩm ấy mới có thể tồn tại và có sức sống mãnh liệt đến ngày hôm nay.    

    Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.       

     Chẳng hạn như Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một truyện ngắn hay có sức lay động lớn trong lòng độc giả. Chí Phèo là một người nông dân cùng đinh trong xã hộinửa phong kiến - nửa thực dân; vốn là người nông dân lương thiện nhưng bị nhà tù của một xã hội bất công nhào nặn trở thành con quỷ của làng Vũ Đại, hắn không chỉ bị vằm nát nhân hình mà còn bị nhuộm đen cả nhân tính. Mở đầu cho truyện ngắn của mình Nam Cao đã chọn tiếng chửi của Chí Phèo. Đây là một chi tiết đắt giá giúp thành công cho tác phẩm và đặc biệt là khơi sự liên tưởng sâu xa khi người đọc bắt đầu chạm vào trang văn: "Vừa đi, vừa chửi, cứ bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi. Đầu tiên hắn chửi trời,..hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn.".

     Tiếng chửi của Chí Phèo giúp chúng ta liên tưởng tới nhiều điều. Chúng ta thấy được thấp thoáng bóng dáng kẻ đang say rượu, dáng đi lả lướt, loạng choạng cứ cầm trên tay chai rượu sau trang văn.... Trước mắt chúng ta như mường tượng được cái giọng chửi lè nhè say xỉn của Chí Phèo....thấy được một cuộc đời con người đang oán trách tất cả mọi thứ xung quanh.... Nhưng cao hơn tiếng chửi chính là cách Chí Phèo thể hiện sự thèm khát được giao tiếp, được nói chuyện với mọi người....  

      Vượt ra ngoài sức liên tưởng của độc giả là những hiện thực cuộc sống, hiên thực xã hội. Tác phẩm "Hai đứa trẻ” ở đây có hiện thực và ước mơ, có bóng tối và ánh sáng, có hai thế giới khác hẳn nhau, hai cuộc sống khác hẳn nhau với những con người nhỏ bé tội nghiệp: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác Siêu… Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo đối lập với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu và đêm tối nơi phố huyện. Tất cả đã cho ta thấy rõ nội dung và chủ đề của truyện. Đầu tiên và trên nhất đó là số phận của những con người sống âm thầm, lay lắt, tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ như hiện thân là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra, trên đất nước còn chìm dần trong cảnh nô lệ, đói nghèo tại thời điểm đó. Người đọc đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người bất hạnh đó.  

    Qua dòng mơ tưởng của Liên, qua hình ảnh “hai đứa trẻ”, truyện còn muốn nói lên một điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: cuộc sống của con người đâu phải chỉ có miếng cơm, manh áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tàm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chốn vùi họ. Truyện đã đem đến cho ta ước mơ thật đẹp của những con người sống trong cảnh đời cũ.

    Những điều đó đã làm nổi bật lên những giá trị của truyện ngắn, và đã làm lay động vô số trái tim độc giả vì được thấy được hiện thực cuộc sống hay thấy chính mình trong tác phẩm.

I. Mở bài: dẫn ra vấn đề.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- truyện ngắn là gì ?

2. Chứng minh:

- Truyện ngắn hay bao giờ cũng có khả năng tạo ra trong đông đảo người đọc một sức liên tưởng rộng rãi:

Lấy ví dụ ở các tác phẩm qua nội dung và nghệ thuật mà tác giả truyền tải

- Truyện ngắn có khả năng bao quát vượt ra ngoài khuôn khổ của những trang truyện ít ỏi của bản thân nó:

Lấy ví dụ như ở kết truyện của tác phẩm " Chí phèo " ....

3. Đánh giá nhận định

- nhận định đúng hay sao. Bản thân có đồng ý với nhận định hay không?

III. Kết bài: kết luận chung về vấn đề bàn luận

Câu hỏi trong lớp Xem thêm