1 câu trả lời
Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự liên kết giữa các ngành ngày càng chặt chẽ hơn. Sự phát triển của ngành này là điều kiện, tiền đề cho ngành kia phát triển.
Đối với các nước chậm và kém phát triển đi từ một nền nông nghiệp đi lên thì CNH, HĐH nông nghiệp không thể tách khỏi các ngành khác đặc biệt là công nghiệp.
Như chúng ta đã biết lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất được nâng cao thì các khâu sản xuất ra nông sản cuối cùng càng có liên quan mật thiết với nhau và dẫn đến việc hình thành các mối liên kết giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Sự liên kết trong nội bộ ngành và giữa các ngành được biểu hiện thông qua quá trình nhất thể hóa.
Nhất thể hóa đó là sự xích lại gần nhau, quyện chặt với nhau, thống nhất hữu cơ với nhau giữa các doanh nghiệp các ngành riêng biệt phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất trên địa bàn lãnh thổ nhất định.
Về mặt kinh tế sự nhất thể hóa (hay liên kết) này được thể hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định về sản xuất, kỹ thuật và kinh tế đảm bảo cho quá trình sản xuất phát triển một cách cân đối nhịp nhàng.
Xu hướng nhất thể hóa cũng là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng địa phương, từng vùng lãnh thổ và trong cả nước. Trước hết là chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đồng thời với nó là nhiều quy trình sản xuất tách khỏi nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp chế biến hay công nghiệp sản xuất TLSX phục vụ nông nghiệp. Từ đó hình thành các trung tâm đô thị kéo theo số dân sống phi nông nghiệp ngày càng tạng, số dân nông nghiệp giảm cả về số tuyệt đối cả số tương đối.
Việc chuyển dịch này thúc đẩy các dòng hàng hóa từ nông nghiệp sang công nghiệp và ngược lại một cách nhanh chóng hơn. Thể hiện từ một số ngành của nông nghiệp cung cấp các nguyên vật liệu và lương thực, thực phẩm nói chung là các sản phẩm ăn uống, đến một số ngành công nghiệp như : may mặc, dệt, chế biến lương thực, thực phẩm . .v. . v . . .
Và ngược lại sản phẩm từ một số ngành công nghiệp tác động trực tiếp đến toàn bộ ngành nông nghiệp đó là máy móc, thiết bị, hóa chất và các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp khác.
Sự tác động qua lại giữa nông nghiệp và công nghiệp không tách khỏi vai trò của dịch vụ. Do nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và của xã hội về số lượng, chất lượng và giá cả của hàng hóa đòi hỏi quá trình sản xuất kinh doanh phải đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời và phối hợp với nhu cầu thị hiếu theo những tiêu chuẩn nhất định của quốc gia, khu vực.
Thế chân vạc kiềng ba chân NN – CN – DV là thế đứng vững chắc. Tạo mối liên kết trong từng lĩnh vực tên địa bàn là điều cần thiết và phải có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng, từng địa phương.
Xác định thế mạnh và mức độ liên kết trong mối quan hệ vùng, lãnh thổ là điều kiện để phát huy tốt tiềm năng vốn có của các nguồn lực.