Mọi người trả lời giúp em với ạ, em đang cần gấp !! Bài 1: Cho câu thơ: ‘Thương nhau tay nắm lấy bàn tay’ Câu 1: Chép chính xác theo SGK những câu thơ trước đó để hoàn chỉnh đoạn thơ nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí? Giải thích nghĩa nhan đề của tác phẩm Câu 2: Trong đoạn thơ vừa chép có nhiều câu thơ đối xứng nhau. Hãy chỉ ra những câu thơ đó và nhận xét ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật trên? Câu 3: Câu thơ ‘ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay’, từ ‘mặc kệ’ đặt giữa những câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm của những anh bộ đội vốn xuất từ nông dân?

2 câu trả lời

Câu 1.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

* Nhan đề

- Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.

- Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng".

- Tình đồng chí, đồng đội – đó là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.

1. Chép đoạn thơ nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội (phần 2):

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

- Từ “Đồng chí” không chỉ một con người cụ thể mà chỉ nhiều con người cùng chung một lý tưởng, cùng đồng cam cộng khổ với nhau để thực hiện được lí tưởng hoài bão đấy. Đồng chí ở đây không chỉ là danh từ mà nó còn thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn của những người lính. Là điểm tựa là cầu nối những người lính với nhau.

2.

Câu thơ đối xứng:

+ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày" và "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"

+ "Áo anh rách vai" và "Quần tôi có vài mảnh vá"

=> ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật trên: làm nổi bật, nhấn mạnh những khó khăn của người lính nơi chiến trường lửa đạn.

3. Câu thơ ‘ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay’, từ ‘mặc kệ’ đặt giữa những câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc gợi cho em suy nghĩ về hoàn cảnh khó khăn của những anh bộ đội vốn xuất từ nông dân đồng thời nói lên ý chí của các anh khi ra đi vì Tổ quốc. Từ mặc kệ ở đây không phải bỏ mặc mà đó là câu nói được thốt ra bởi những tấm lòng đặt tình yêu đất nước, đặt lợi ích đồng bào lên trên lợi ích cá nhân. Các anh vẫn yêu gian nhà nhỏ, làng quê nghèo của mình nhưng các anh đành gác lại để làm nhiệm vụ lớn hơn cho dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm