AI GIÚP MÌNH VỚI Ạ LÀM NHANH MÌNH VOTE 5 SAO CTLHN - Viết đoạn văn 12 câu theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp phân tích đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ, một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ) ĐOẠN THƠ: “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng “ viết hơi dài cho mình 1 tí

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

(1) Khổ thơ mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động, thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Người. (2) Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”  vang lên như một lời thông báo chất chứa nỗi xúc động của người con từ mảnh đất thành đồng miền Nam sau bao năm mong mỏi, nay mới có cơ hội ra thăm lăng Bác.(3)  Cách nhà thơ sử dụng đại từ xưng hô “con” – “Bác” rất gần gũi, ấm áp tình thương như thể đây là sự trở về của người con gặp lại người cha sau bao năm xa cách. (4) Bằng cách nói giảm nói tránh, dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”, nhà thơ đã giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. (5) Từ trong màn sương sớm, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả là hình ảnh hàng tre – đây là hình ảnh mang nghĩa tả thực. (6) Thực tế, trước lăng Bác là màu xanh bát ngát của rặng tre đằng ngà ngày đêm ru giấc ngủ cho người. (7) Hình ảnh hàng tre ấy khiến tác giả xúc động bởi nó mang màu xanh bình yên, thân thuộc của quê hương làng cảnh Việt Nam. (8) Ở câu thơ thứ ba, hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam” trở nên đặc biệt hơn, đây là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và sức sống trường tồn của cả dân tộc. (9) Danh từ “hàng tre” gợi ra không chỉ một cá nhân mà đó là hình ảnh của cả một tập thể với tinh thần kiên cường, đoàn kết, luôn kề vai sát cánh bên nhau. (12) Tính từ “xanh xanh” và hai tiếng “Việt Nam” đã được tính từ hóa, vang lên một cách đầy tự hào thể hiện sức sống mạnh mẽ, trường tồn của cả dân tộc.  (10) Nhà thơ như  không giấu nổi niềm xúc động, tự hào khi nhìn thấy hình ảnh hàng tre đang quần tụ về đây canh giấc ngủ cho người, từ “ôi” vang lên đầu câu thơ đã thể hiện trực tiếp nỗi xúc động mạnh của ông. (11) Lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc qua bao bão tố chiến tranh như lần lượt hiện về, thành ngữ “bão táp mưa sa” mà nhà thơ sử dụng ẩn dụ cho những khó khăn, thách thức trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã cùng Bác trải qua. (12) Đối với nhà thơ Viễn Phương, như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất, tư thế đứng thắng hàng đó chính là dáng đứng Việt Nam, dù cho bất cứ hoàn cảnh nào cũng không hề gục ngã. (13) Như vậy, với ngôn ngữ giản dị, giọng thơ đầy xúc động, Viễn Phương đã thể hiện thành công những cảm xúc của người con phương Nam khi ra thăm lăng Bác.

- Khởi ngữ: đối với nhà thơ Viễn Phương

- Câu ghép: Lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc qua bao bão tố chiến tranh như lần lượt hiện về, thành ngữ “bão táp mưa sa” mà nhà thơ sử dụng ẩn dụ cho những khó khăn, thách thức trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã cùng Bác trải qua.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước