mọi người tìm giúp mình về tất cả thông tin về chùa non nước nhiều thông tin cũa những trang wed khác nhau giúp mik với để mình làm bài thuyết trình cảm ơn mọi người rất nhiều

1 câu trả lời

 Chùa Non Nước là một nơi trang nghiêm, và là đại diện Phật giáo cho một vùng quê thuộc tỉnh Ninh Bình. Chùa không đông đúc, không ồn ào tấp nập như nhiều ngồi chùa lớn khác ở Miền Bắc. Nhưng chùa luôn là điểm thu hút hàng ngàn khách thập phương khắp nơi về đây chiêm bái cầu khấn. Chùa được đã có từ thời vua Lý và bị sụp đỗ cho đến thời Trần được xây dựng lại với mục đích thờ Phật. Và tồn tại nổi tiếng cho đến tận bây giờ.Chùa Non Nước nằm trong quần thể khu di tích Đền Sóc ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.Chùa Non Nước Đà Nẵng còn được biết tới với cái tên Chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng hay chùa Ngoài. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng.Chùa tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn thuộc cụm núi Ngũ Hành Sơn, có địa ở số 8 Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Nam, là một địa điểm du lịch Đà Nẵng du khách không nên bỏ lỡ.Với tuổi đời lên tới hơn 300 năm, chùa Non Nước Đà Nẵng đã có lịch sử hình thành lâu đời, trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến sự thay đổi từng ngày của thành phố Đà Nẵng.Chùa Non Nước Đà Nẵng được xây dựng từ thời vua Minh Mạng thứ 6 (những năm 1825). Chùa Non Nước ở Đà Nẵng đã qua nhiều lần đổi tên, sửa chữa, từ tên am Dưỡng Chân (thời vua Lê Hiến Tông) tới Dưỡng Chân đường rồi chuyển thành Linh Ứng cho tới ngày nay.Theo nhiều tài liệu lịch sử, Chùa Non Nước Đà Nẵng được xây dựng bởi 1 người có tên Quang Chánh, thế danh Bửu Đài, là người làng làng Khái Đông, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Người này vào đầu thế kỉ XVII tới động Tàng Chơn tu hành, lập động Dưỡng Chơn Am.Thời gian sau, ông thành tu sửa thành chùa và đổi tên thành Dưỡng Chơn Đường. Trong một lần ngự du đến Ngũ Hành Sơn, Dưỡng Chơn Đường được vua Gia Long đã ghé thăm, cho xây lại khang trang hơn và đổi tên thành Ngự chế Ứng Chơn Tự.Thời vua Minh Mạng, chùa được sắc phong Quốc Tự và đổi tên thành Ứng Chơn Tự. Lúc này, nhà vua đã cho tu sửa lại chùa bằng gạch, ngói khang trang hơn. Sau đó, vua Minh Mạng còn cho xây dựng hai con đường bậc cấp dẫn lên núi từ phía Tây, Đông đến nay vẫn còn tồn tại khi du khách đến thăm chùa. Năm 1891, khi vua Thành Thái tới chùa viếng và tổ chức trai đàn cầu Quốc thái dân an, ông đã đổi tên thành Linh Ứng Tự do sợ tên cũ trùng tên với một vị vua triều Nguyễn. Và Linh Ứng cũng là tên chùa được giữ cho tới tận ngày nay. Chùa Non Nước Đà Nẵng được chia làm 4 khu: Khu bên ngoài, khu chánh điện, khu tháp xá lợi và khu phía sau chùa. Chùa Non Nước Đà Nẵng có kiến trúc khu bên ngoài hình chữ Nhất, giống với 2 ngôi chùa Linh Ứng tại Bãi Bụt và Bà Nà. Chùa sở hữu bức tượng Phật màu trắng, cao 10m, dáng ngồi dựa lưng núi, mặt hướng chùa là một điểm nhấn khiến bất kỳ du khách nào cũng phải trầm trồ. Khu Chánh điện là nơi thờ tượng phật Thích Ca và tượng Bồ Tát là Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù ở giữa, bên phải là tượng phật Di Lặc, bên trái là Phật A Di Đà. Lối đi 2 bên khu chánh diện thờ Quan Thế  Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.Vào năm 1993, khu chánh diện chùa Non Nước Đà Nẵng được trùng tu lại nhà tổ, giảng đường, nhà thiền, nhà trù và nhà khách, sửa chánh điện, xây đài Quan Thế Âm, đắp tượng Đức Phật Thích Ca đem đến sự uy nghiêm hơn cho không gian nơi đây. Phía sau chùa có động Tăng Chơn với diện tích rộng 7m, dài 10m, được tìm thấy từ thời Lê Cảnh Hưng. Ngoài ra, phía sau chùa còn có động thờ Phật Thích Ca nhập Niết Bàn xây bằng xi măng khá ấn tượng.Năm 1997, chùa bắt đầu xây dựng tháp Xá Lợi cao 28m, gồm 7 tầng. Bên trong thờ gần 200 tượng Phật, Bồ Tát, La Hán. Tầng 7 của Tháp Xá Lợi thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng. Chùa cũng đã được công nhận là nơi sở hữu tháp xá lợi thờ nhiều pho tượng bằng đá nhất Việt Nam.Mặc dù tồn tại hơn 3 thế kỷ, trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước, tuy cũng đã mất mát đi nhiều phần nhưng ngôi chùa vẫn giữ lại được những phân khu quan trọng. Những nét đẹp kiến trúc từ thời vua Minh Mạng và Thành Thái vẫn được gìn giữ cho tới ngày hôm nay để nơi đây trở thành một địa điểm tâm linh nổi tiếng khi nhắc tới du lịch Đà Nẵng.

Từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông, quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng một ngôi chùa thờ Phật dưới chân núi Dục Thúy Sơn về phía Đông. Chùa được xây bằng đá, mái cong rồng lượn và đã xuất hiện tháp là nơi thờ Phật. Trong tháp đặt một tượng Phật chính và một số tượng phụ.

Sang thế kỷ XIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp. Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư. Chính vì vậy, đến đời Trần, tháp Linh Tế đổ vỡ. Đến năm 1337 thời vua Trần Hiến Tông, tháp Linh Tế được khởi công xây dựng lại. Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng - tức là người Ninh Bình). Khi đang giữ chức Tả ty Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài "Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký" (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế xây dựng lại xong. Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây dựng lại cao 4 tầng: "Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ".Cuối thời Hậu Lê tháp Linh Tế bị đổ vỡ. Điều này đã được Phạm Đình Hồ viết trong sách "Tam thương ngẫu lục": "Sau khi vạc đổi, Cung bỏ làm trường lương Tràng An, tháp Linh Tế cũng đổ nát".Chùa có hai cổng, một cổng ra vào ở phía bắc, một cổng ở phía đông nam nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người ra thả cá chép vào ngày ông táo chầu trời.Từ sân chùa Non Nước bên sông Đáy, có thể hướng ra cầu Ninh Bình, cầu Non Nước và cuộc sống của cư dân trên sông Đáy.Năm 2006, chùa đã được trùng tu lại và khánh thành mới nhung vẫn giữ được vẻ thiêng liêng, trầm mặc.Mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về tham quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.

CHÚC BẠN HỌC TỐT^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm