Mọi người giúp em câu này với ạ: Giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kich thước cơ thể lớn hơn kich thước cơ thể của động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp?

2 câu trả lời

Có một quy luật nói về sự so sánh kích thước giữa các loài động vật hằng nhiệt ở các vùng khí hậu khác nhau.

Quy luật Becman: Đối với động vật hằng nhiệt thuộc một loài hay những loài gần nhau thì ở vĩ độ cao (vùng ôn đới) có kích thước cơ thể lớn hơn so với dạng đó ở vĩ độ thấp (vùng nhiệt đới).

Có thể giải thích hiện tượng này dựa trên tỉ lệ S/V. Kích thước cơ thể càng nhỏ → Tỉ lệ S/V càng lớn → Sự trao đổi chất diễn ra càng nhanh, tỏa nhiệt diễn ra mạnh. → Do đó những loài ở nhiệt đới có kích thước nhỏ.

Ngược lại ở vùng ôn đới khí hậu lạnh → Làm giảm sự mất nhiệt.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

  - Đối với động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu, cáo, hươu, thỏ,…) sống ở vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ S/V nhỏ làm giảm diện tích toả nhiệt của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

     - Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi,… lớn hơn động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có tác dụng tăng cường diện tích tỏa nhiệt của cơ thể. Ví dụ: Thỏ ở vùng ôn đới có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.

     - Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ S/V nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ S/V lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt cơ thể