Mấy bài toán mọi người giải thích giùm mình được ko Câu 16: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Saccarozơ + Cu(OH)2 B. Fructozơ + H2 (xt Ni, t°) C. Fructozơ + dung dịch AgNO3 trong NH3 D. Saccarozơ + dung dịch AgNO3/NH3 Câu 17: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2? A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin. Câu 18: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2? A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2 C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2 Câu 19: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic. Câu 20: Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N Câu 21: Công thức nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2-COOH.B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CH2CONH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2CONH-CH2-COOH. Câu 22: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit-aminopropionic. C. Anilin. D. Alanin. Câu 23: Cho các nhận định sau: (1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh. (2) Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ (3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (4) Axit -amino caporic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6. Số nhận định đúng là A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 24: Polime nào sau đây là thành phần chính của chất dẻo? A. Polistiren. B. Policaproamit. C. Polibutađien. D. Poliisopren. Câu 25 : Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bền thành sợi "len" đan áo? A. Tơ capron. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ lapsan. D. Tơ nitron. Câu 26: Cho các tơ sau: tơ lapsan, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron và tơ nilon-7. Số tơ nhân tạo là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 27: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Al. B. Au. C. Cu. D. Ag. Câu 28 : Cho dãy các kim loại sau : Al, Cu, Fe, Au. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 5,4 gam. D. 15,4 gam. Câu 30: Cho 38,6 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được ancol T và m gam hỗn hợp Y gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 6,72 lít khí CO2(đktc) và 8,1 gam nước. Giá trị của m là A. 23,9. B. 32,1. C. 43,9. D. 20,5.
1 câu trả lời
Câu 16: $D$
Câu 17: $D$
Câu 18: $C$
Bậc amin $=$ số nguyên tử $H$ của amoniac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon
Câu 19: $C$
2,4,6-tribromanilin là kết tủa trắng
Câu 20: $B$
Amin đơn chức nên $n_{\text{amin}}=n_{HCl}=0,1(mol)$
$\to M_{\text{amin}}=\dfrac{3,1}{0,1}=31$ ($CH_5N$)
Câu 21: $B$
Câu 22: $C$
Câu 23: $C$
(1) Sai. Không đổi màu
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Đúng
Câu 24: $A$
Câu 25: $D$
Câu 26: $C$
Các tơ nhân tạo: tơ visco, tơ axetat
Câu 27: $D$
Câu 28:
Nhiều kim loại tác dụng với $H_2SO_4$ đặc nóng, trừ $Au, Pt$
Vậy có $3$ kim loại
Câu 29: $A$
$n_{Fe}=0,05(mol)$
Dư $Ag^+$ nên tạo muối sắt (III)
Bảo toàn e: $n_{Ag}=3n_{Fe}=0,15(mol)$
$\to m_{Ag}=16,2g$
Câu 30: $C$
$n_{CO_2}=0,3(mol)$
$n_{H_2O}=0,45(mol)>n_{CO_2}$
$\to$ ancol no, hở
Mà este đơn chức nên ancol no, đơn, hở
$n_{\text{ancol}}=0,45-0,3=0,15(mol)$
$\to $ số $C$ ancol $=\dfrac{n_{CO_2}}{n_T}=2$ ($C_2H_5OH$)
$n_{NaOH}=0,35(mol)>n_{C_2H_5OH}$
$\to $ có este phenol
$n_{H_2O}=\dfrac{n_{NaOH}-n_{C_2H_5OH}}{2}=0,1(mol)$ (do este phenol $2NaOH\to$ Muối $+1H_2O$)
BTKL:
$m=38,6+0,35.40-0,15.46-0,1.18=43,9g$