Mặt trời quá vĩ đại Hạt sương quá nhỏ nhoi Mạt trời k mang nổi Dù 1 hạt sương rơi Nhưng trong hạt sương ấy Có bao nhiêu mặt trời Anh (chị) hãy phát biểu quan niệm sống của mình qua bài thơ ấy
2 câu trả lời
Chào bạn, bạn tham khảo dàn ý nhé:
*Giới thiệu vấn đề
-Dẫn thơ
-Khái quát nội dung bài thơ và quan niệm sống bài thơ truyền tải
+Mặt trời: lớn lao, kì vĩ, trường tồn biểu tượng cho quan niệm sống kì vĩ, mạnh mẽ, lối sống phi thường
+Hạt sương: nhỏ bé, mong manh, tượng trưng cho lối sống nhẹ nhàng, giản dị
=>Chọn lối sống như "mặt trời" hay như "hạt sương"?
*Giải thích vấn đề
Lối sống là gì?
Việc lựa chọn lối sống là điều rất quan trọng
*Phân tích, bàn luận vấn đề
-Sống như "mặt trời" có ý nghĩa gì?
-Sống như "giọt sương" có ý nghĩa gì?
-Có kết hợp được hai lối sống trên không?
*Liên hệ bản thân
*Tổng kết
Người ta nói rằng, trước khi mất, Lê nin muốn người vợ yêu quý đọc cuốn sách Tình yêu cuộc sống của văn hào Jack London. Tôi tự hỏi, có khi nào, trong những giây khắc cuối đời của mặt trời cách mạng Nga ấy, ông đã từng muốn mình cũng là một hạt sương đang e ấp trên lá cỏ?
Xuân Diệu, nhà thơ của tuổi trẻ, đã khát thèm một cuộc sống thật đủ đầy, tận hiến và tận hưởng. Đối với ông, sống là chạy đua cùng thời gian, sống phải thật vội vàng, cuống quýt. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, một bậc hiền triết thời trung đại, lại thảnh thơi theo một lối sống nhàn, sống thật chậm, sống như một thực thể của thiên nhiên, hòa mình cùng tạo vật.
Còn tôi, tôi lại nghĩ đến hai lối sống mà Trần Mạnh Hảo sẻ chia: Sống như mặt trời, hay như hạt sương?
Mặt trời quá vĩ đại Hạt sương quá nhỏ nhoi Mạt trời k mang nổi Dù 1 hạt sương rơi Nhưng trong hạt sương ấy Có bao nhiêu mặt trời
Mặt trời ư? Vĩ đại, rực rỡ, chiếu sáng muôn loài. Hạt sương ư? Mong manh, nhỏ bé, vô thường. Một buổi sáng nào đó ra vườn, bạn sẽ thấy những hạt sương trong trẻo còn vương mình trên lá, nhưng mặt trời lên, bạn sẽ bị quyến rũ bởi nguồn ánh sáng ấm áp vươn tỏa đến khắp muôn nơi. Mặt trời và hạt sương, đấy là hai phạm trù, hai lối sống thoạt nhìn tưởng như hoàn toàn đối lập nhau.
Cha mẹ cho ta sự sống và cho đến bây giờ, tuổi thanh xuân rạng ngời đang mở rộng ra trước mắt ta bao chân trời mơ ước. Ta muốn bay cao lên như cánh chim, muốn thành làn gió du ngoạn khắp chân trời góc bể, và ta thật muốn được như mặt trời, làm được việc gì đó thật lớn lao để khẳng định ý nghĩa của ta trong cõi đời mênh mông, để người biết đến ta. Maslow chẳng nói, khát vọng và nhu cầu lớn lao nhất của con người là tự khẳng định mình đấy sao? Huống chi tuổi trẻ quá thừa những ước mơ bay bổng, ai mà chẳng có lần muốn mình là mặt trời ngự trên đỉnh ngọn núi Olympia vời vợi? Có gì đâu, nào ai đánh thuế ước mơ?
Nhưng đeo đuổi những giấc mộng lớn lao của tuổi trẻ, có bao giờ bạn giật mình nhìn lại: Lần cuối mình ngắm hoàng hôn là khi nào? Lần cuối mình khẽ thì thầm lời yêu bên tai người thương mến là lúc nào? Những điều nhỏ nhoi, bình dị nhưng quý giá trong cuộc sống, như những giọt sương kia, liệu có theo ánh chói lóa của mặt trời mà bốc hơi không tăm tích? Để rồi ta òa khóc, khóc vì đã bỏ rơi chúng, để rồi còn lại ta với những vinh quang rực rỡ và cả sự cô đơn như định mệnh.
Có người lại muốn mình như một hạt sương, chỉ là một hạt sương bé bỏng mà thôi. Tồn tại ngắn ngủi thôi, vì cõi đời vốn đã vô thường hữu hạn. Nhưng bên người ấy, ta cảm thấy như được tưới mát bởi tâm hồn thanh khiết của họ. Ta cảm thấy thật nhẹ nhàng thảnh thơi như họ. Những bộn bề cuộc sống dừng lại ở ngưỡng cửa ngoài kia. Sống thật nhẹ, thật chậm bên bờ cỏ ngoài giậu thưa, bên giàn mướp đang nở hoa, bên những đứa trẻ đang bi bô tập nói. Và như một hạt sương phản chiếu mặt trời, họ vẫn mang trong tim những gì lớn lao của cuộc sống: tình yêu và hạnh phúc, lẽ phải và niềm tin.
Là mặt trời hay là hạt sương? Chẳng ai dám đo lường giá trị hơn kém của những lối sống ấy. Bởi đó là sự lựa chọn của mỗi người, bởi mỗi sinh linh tồn tại trên trái đất này đều có giá trị riêng của nó, không ai thay thế được ai. Vậy mới là cuộc sống, vĩ đại và bình dị, lớn lao và nhỏ bé, cao ngất và đằm sâu. Người ta nói rằng, trước khi mất, Lê nin muốn người vợ yêu quý đọc cuốn sách Tình yêu cuộc sống của văn hào Jack London. Tôi tự hỏi, có khi nào, trong những giây khắc cuối đời của mặt trời cách mạng Nga ấy, ông đã từng muốn mình cũng là một hạt sương vương mình trên lá cỏ?