Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội. Câu chuyện bé gái Hải An 7 tuổi mấy vì bệnh hiểm nghèo để lại giác mạc cho người sống đang tiếp tục loan tỏa, và đặc biệt là nó đã đánh thức lòng nhân trong nhiều người chúng ta. Những ngày qua, hàng trăm cuộc gọi điện và email hoặc trực tiếp đến nhờ tư vấn và đăng kí hiến tặng mô tạng tại Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia. Điều đó không phải bỗng dưng, nó được bắt đầu từ “đốm lửa nhỏ” mang tên Hải An. Một sự mất mát dù đau đớn nhưng lan truyền được cái đẹp, thậm chí tạo nên được một nguồn cảm hứng. Lòng nhân con người trong xã hội đầy bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền dễ bị “ngủ yên”, nếu không được đánh thức thì nó sẽ mãi “ngủ yên”. Đời người trải qua sinh – bệnh – lão – tử và thường ngẫm rằng chết là hết. Nhưng với y học ngày càng phát triển, con người chết đi không chỉ để lại tiếng mà còn có thể để lại một phần cơ thể, giúp ích cho những người khác đang sống. Không chỉ ở Việt Nam mà cả tại những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thể giới như ở châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người. Thế mà một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có. Chính vì thế, nó đã tạo ra được sự xúc động lan truyền trong xã hội, thúc đẩy sự mạnh dạn trong suy nghĩ của nhiều người về việc đăng kí hiến tặng mô tạng. Và hơn thế nữa, “đốm lửa nhỏ” Hải An cùng người mẹ của bé dã gợi cảm hứng về một suy nghĩ khác cho nhiều người: Trong cái chết nghĩ về sự sống, ta tiếp tục được sống trong một sự sống khác với tình yêu và sự chở che. Sự đánh thức lòng nhân và gợi cảm hứng về một cách sống đẹp luôn là điều mà mỗi con người hướng đến, qua đó chúng ta mới tạo được những giá trị sống về mặt tinh thần mạnh mẽ có thể lay động bao người. THẾ LÂM (http://laodong.vn/dien-dan/ tu-be-hai-an-long-nhan-duoc-danh-thuc-593337.ldo) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: Theo tác giả vì sao “một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có”? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội”? Câu 4: Qua đoạn trích anh/chị rút ra được bài học gì cho mình? II. Làm văn Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.

2 câu trả lời

1, Nghị luận

2, Đó là câu chuyện hiếm có vì đối với người bình thường thì việc hiến tặng mô tạng cũng đã rất khó khăn, đây còn là câu chuyện của cô bé bị căn bệnh hiểm nghèo mà vẫn muốn hiến giác mạc của mình. Câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp của Hải An đã tạo nên sự xúc động dư luận cực lớn về biểu hiện của nghĩa cử sống đẹp của cô bé.

3.

Đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác về lòng nhân ái ở mỗi con người. Lòng nhân ái là thứ mà ai trong chúng ta đều có, tùy vào điều kiện sống và bản chất của mỗi con người mà lòng nhân ái đó có được biểu hiện ra hay không. Nếu như tâm hồn con người thường xuyên được nuôi dưỡng và tràn ngập tình yêu thương thì lòng nhân ái sẽ luôn được khơi gợi, sẽ được đánh thức để mà phục vụ cho đời.

4, 

Bài học mà em rút ra được trong đoạn trích đó là lòng nhân ái chính là phẩm chất cao đẹp mà mỗi người nên có. Vì lòng nhân ái của cá nhân chính là nền tảng cho một cuộc sống cộng đồng lành mạnh, gắn kết và bền chặt. Hơn nữa, lòng nhân ái sẽ giúp con người sống tử tế, chan hòa với nhau và hạnh phúc hơn bao giờ hết

**

Trong cuộc sống, những việc tử tế vẫn luôn là những hành động đẹp và thực sự đáng tôn vinh. Thật vậy, những hành động tử tế, tràn ngập yêu thương chính là thứ thể hiện cho phẩm chất cao đẹp ở mỗi người. Đầu tiên, những hành động tử tế, yêu thương sẽ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Người người đối xử tốt với nhau, cuộc sống sẽ trở nên thật hạnh phúc và đáng sống biết bao. Chỉ cần một hành động đẹp là nó sẽ chính là hiệu ứng domino gây thức tỉnh lòng nhân ái và việc làm tử tế cho những người xung quanh. Với mọi dân tộc, 1 xã hội văn minh, giàu đẹp chính là xã hội có sức mạnh vượt qua được mọi thử thách, gian khó và chông gai. Thứ hai, những hành động tử tế và yêu thương chính là minh chứng cho phẩm chất đẹp, lối sống giàu lòng hy sinh ở mỗi người. Người có lòng yêu thương và làm những việc tử tế sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc vì góp ích được cho đời, được mọi người xung quanh yêu mến. Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy biết bao nhiêu tấm gương việc tử tế trong cộng đồng. Ví dụ như việc một anh thanh niên trẻ  (Chuyên mục "Việc tử tế" của VTV1) tình nguyện lái xe cứu thương để phục vụ khắp thành phố. Người thanh niên trẻ bằng tất cả tấm lòng thương người và nhiệt huyết của mình đã sẵn sàng hy sinh để lái chiếc xe cứu thương, phục vụ những nơi có người bị tai nạn miễn phí. Có những hôm anh đang ăn cơm cũng phải bỏ dở để đi. Nhưng khi được phỏng vấn, anh vẫn nói rằng đây là công việc dù cho vất vả nhưng anh coi đó là sứ mệnh đầy vẻ vang và vinh quang của mình. Nhờ có anh mà công tác cứu thương dễ dàng hơn rất nhiều và bao nhiêu người bệnh được cứu sống trong gang tấc. Tóm lại, những việc tử tế chính là những việc làm cần thiết ở mỗi người trong cuộc sống để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận

2. Bởi vì :  Không chỉ ở Việt Nam mà cả tại những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thể giới như ở châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi.

3. Câu nói có nghĩa là ai trong chúng ta cũng đều tiềm tàng trong mình lòng thương người và sự trắc ẩn. Nếu như ta được nuôi dạy trong một môi trường của sự tử tế và tốt đẹp thì lòng nhân ái ấy sẽ được khơi ra, nó giúp chúng ta biết sống ra nguwoif hơn, sống tốt đẹp và cao thượng hơn với đồng loại của mình.

4. Bài học rút ra : trong cuộc sống, con người cần biết sống vị tha, cao thượng  và nhân ái hơn với những người xung quanh mình.Đó chính là một văn hóa, một cách ứng xử đẹp của con nguwoif trong cộng đồng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm