lao động nông có những tích cực và tiêu cực gì
1 câu trả lời
Chưa kể, trong 10-20 năm sống bấp bênh, các thế hệ trẻ con của các cặp vợ chồng nhập cư không được chăm sóc y tế, giáo dục đàng hoàng hay phải ở lại quê trong điều kiện thiếu thốn vật chất, tinh thần của cha mẹ. Điều này khó tránh những di chứng tâm lý, xã hội cho tương lai.
Ngoài ra, cần phải tính đến hiện tượng “di cư quốc tế” do phụ nữ miền Tây lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc... tăng bất thường. Nhiều phụ nữ sau khi ly hôn, họ mang con về quê hương đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần được giải quyết.
Thực trạng di dân, di cư ở Tây Nam bộ cần được nhìn nhận trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Xét trên bình diện chung thì sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển là tất yếu.
Nó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trong mối quan hệ giữa các đô thị và khu vực nông thôn trong vùng, giữa miền Tây Nam bộ - một vùng nông nghiệp lớn nhất nước - với TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh.
Cũng phải thừa nhận mặt tích cực của sự dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị. Ngoài việc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống gia đình nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động tập trung, khan hiếm ở các đô thị, nó còn giúp nông dân có thêm nghề mới, hình thành và phát triển thêm các loại hình dịch vụ nông thôn.
Song, vấn đề đáng lo ngại là tình trạng di cư bị động. Đã có bằng chứng cho thấy sự chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chưa thật sự tạo được nhiều việc làm cho đại bộ phận lao động. Trong khi đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống còn nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.
Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kế khan hiếm ở nông thôn là nguyên nhân “đẩy” lao động nông thôn ra khỏi khu vực truyền thống một cách chông chênh.
Trong bối cảnh đó, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với những tác động tiêu cực hằng ngày của đời sống xã hội như những “cú đấm hội đồng” lên “thân thể” các gia đình nông dân, nông thôn ở ĐBSCL.