Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ... Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. 4. Qua đoạn trích em có cảm nhận gì về hình ảnh người bà?

2 câu trả lời

C1: HCST:  “ Bếp lửa” được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật ở nước ngoài 

C2: Nội dung chính: cảm xúc và những ngẫm suy của cháu dành cho bà

C3: -BPTT: Điệp từ "nhóm"

      -Tác dụng: +làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ về người bà, những ký niệm mà bà ấp ủ cho nhân vật "tôi"

                        +giúp người ta thêm hiểu về tấm lòng cao cả của người bà

C4: Hình ảnh người bà vẫn cứ lặng lẽ tỏa sáng, nhóm lên trong lòng người đọc tình cảm mến yêu, kính phục và cả lòng biết ơn sâu sắc.

#Nhimato gửi!

Câu 1 : Hoàn cảnh sáng tác

 Bài thơ ra đời năm 1963 , khi tác giả đang là sinh viên ngàng luật , ông sống và học tập tại nước ngoài (Liên Xô cũ)

Câu 2 : Nội dung chính :

Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà và bếp lửa quê hương

Câu 3 : Biện pháp tu từ :

- Ẩn dụ "nắng mưa"

$\rightarrow$ Tác dụng : gợi tả nỗi vất vả , nhọc nhằn , gian khổ mà bà trải qua cả cuộc đời.

- Điệp ngữ "nhóm"

$\rightarrow$ Tác dụng : nhấn mạnh , khắng định giá trị lớn lao của việc nhóm bếp bình dị , thân thuộc mà thiêng liêng , ấm áp.