LÀM GIÚP EM ĐI EM TRẢ CÔNG BẰNG CARD ĐIỆN THOẠI 100k hoặc 150k ạ.SĐT của em ạ:0902602945.Viết giùm em thân bài của bài văn:Tưởng tượng đóng vai thành nhân vật trong tác phẩm để kể lại câu chuyện “ Đồng chí “ MỌI NGƯỜI VIẾT THEO DÀN Ý GIÚP EM Ạ: - Giới thiệu khái quát giai đoạn lịch sử, có thể nói sơ về thực trạng chiến tranh giai đoạn 1947 - Tôi, một người nông dân nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, nhập ngũ đi chiến đấu 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí - Dựa theo các ý chính của đoạn thơ này để tưởng tượng câu chuyện - Kể lần lượt các chi tiết, lưu ý đừng tưởng tượng quá xa so với bài thơ 2. Biểu hiện của tình đồng chí - Tương tự như ở phần trên, dựa theo các ý chính, kể câu chuyện theo một trình tự hợp lí - Đặc biệt, không được tưởng tượng quá xa so với bài thơ 3. Hình ảnh của người lính - Phần này không có nhiều chi tiết để kể, vì vậy hãy tập trung khắc họa hình ảnh của 2 người lính trong một đêm thực chiến - Sử dụng nhiều lời độc thoại nội tâm trong đoạn này để làm rõ chất thi sĩ trong tâm hồn chiến sĩ.

2 câu trả lời

       Tôi là một trong những người lính may mắn được quay trở về quê hương sau những ngày đi tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cứu nước. Hôm nay, tôi vô tình gặp lại những người đã cùng tôi kề vai sát cánh, vào sinh ra tử, thức trắng cả đêm canh gác vì một đất nước hòa bình, đặc biệt là anh Hai. Chúng tôi ngồi với nhau gợi lại những kỉ niệm khi chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc năm 1947.

       Năm đó, chiến tranh tàn phá khốc liệt khiến làng tôi trở nên "hoang tàn". Đất đai nơi đây khô cằn; nhân dân sinh sống khổ cực; phần lớn chúng tôi đều đói ăn, đói mặc. Tôi - một người nông dân nghèo nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên đường nhập ngũ.

       Đối với những lính mới khác, họ sẽ thấy bỡ ngỡ, rụt rè khi tiếp xúc với những người khác quê, khác tiếng nói nhưng riêng tôi thì khác. Ngày hôm đó thật không rõ là ngày bao nhiêu, tôi được phân vào một quân đoàn nhỏ cùng đi đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Ở đây, tôi gặp rất nhiều người anh em xa lạ nhưng sau một hồi tiếp xúc, tôi mới nhận ra rằng chúng tôi cũng có điểm chung: đều là những người nông dân chân chất làm ăn, tay chưa quen cầm súng. Tôi gặp anh Hai tại quân đoàn nhỏ này. Nếu tôi đến từ những nơi đất đá ghập ghềnh thì anh lại đến từ nơi có "nước mặn, đồng chua". Tuy khác nhau là vậy, mỗi người chúng tôi vẫn chung hoàn cảnh nghèo khó, khổ cực, đều biết đến sự thống khổ, khắc nghiệt của người nhân dân thời chiến. Sau vài ngày miệt mài ở chiến khu, sau những đêm giá lạnh chung chăn vs các anh, chúng tôi nhanh chóng ở thành những người tri kỉ. Còn nhớ cả những lần "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" trên chiến trường, thật nguy hiểm biết bao! 

       Một ngày nọ, tôi ngồi nghe anh Hai kể về gia đình nhà anh. Nhà anh nghèo lắm, căn nhà ba gian xập xệ không có mấy món đồ, một gian nhà trống không. Căn nhà nhỏ đứng vững một nơi mặc kệ những cơn gió đưa đẩy. Ruộng nương bao lâu anh cày cuốc, chăm nom cũng "vứt" đó nhờ bạn thân cày. Anh vừa buồn vừa vui... Buồn vì phải xa làng, xa quê, xa "giếng nước gốc đa", xa cha mẹ và xa cả người anh thầm thương. Nhưng anh lại vui vì được góp mình vào cuộc chiến chống thực dân Pháp, vui vì đây là việc mà anh tự nguyện làm. Nghe anh kể, tôi như hòa mình vào trong câu chuyện, tôi cũng thấu hiểu cảm giác của anh bây giờ bởi anh cũng như tôi vậy. Thật đau xót làm sao!

       Năm ấy có dịch sốt rét khiến bao nhiêu người đã phải bỏ mạng vì không có thuốc chữa trị. Tôi và anh cũng không tránh khỏi cơn dịch đó. Dù bây giờ có cực khổ hay sung sướng, tôi vẫn không thể nào quên được cảm giác lúc đó. Cơn sốt dằn vặt tôi, người toát mồ hôi như tắm nhưng bên trong lại lạnh vô cùng. Tôi và anh đều thiếu thốn, áo anh rách vai còn quần tôi phải vá. Cả hai nhìn nhau trong tình cảnh ấy, nở nụ cười mãn nguyện với cuộc đời, với những gì mình đang làm cho đất nước. Đôi chân trần của tôi và anh co rúm lại, cố gắng ma sát cho nhau để tạo hơi ấm. "Lạnh quá! Lạnh quá rồi! Không biết tôi và anh có qua được kiếp nạn này không." Hai đôi tay bám chặt vào nhau, tôi thương anh, anh cũng thương tôi rồi chúng tôi cùng nhau vượt qua dịch bệnh này.

       Dù khó khăn, gian khổ là vậy nhưng cũng có những lúc thật lãng mạn biết bao. Trong màn đêm vắng lặng, sương muối phủ dày đặc, tôi và anh lại "súng bên súng, đầu sát bên đầu" đứng chờ giặc tới. Cơn gió lạnh mùa đông lùa vào những vết rách trên áo, như cứa vào da thịt chúng tôi nhưng cũng mặc đi. Ánh trăng trên cao như chiếc lưỡi liềm đe dọa bọn giặc, báo trước tin giặc sẽ bại trận đêm nay. Giá như thời gian có thể ngừng một chút để tôi và anh được ngồi dưới trăng tâm sự với nhau. Những khung cảnh lãng mạn ấy có lẽ cũng do một phần từ tình đồng chí mà chúng tôi tạo nên. 

       Nhớ lại câu chuyện hồi ấy, tôi và anh Hai phá lên cười, giọt nước mắt đọng trên khóe mắt chỉ trực rơi xuống. Tôi và anh đều xúc động, đều có những hồi tưởng ấm áp về câu chuyện ngày xưa. Thật vậy, một người lính bao giờ cũng quan trọng đối với nhân dân, đất nước; chúng tôi hi sinh bản thân mình, yêu dân tộc Việt Nam, yêu con người Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, thế hệ trẻ ngày nay cũng nên noi gương theo chúng tôi ngày ấy, yêu thương đất nước, kề vai sát cánh với nhau khi gặp hoạn nạn.

@PhuongLinhne =33

*Thân bài:

Năm 1945, chiến tranh nổ ra. Khắp nơi tràn đầy khói lửa chiến tranh. Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng những thanh niên trong làng hăng hái đăng kí tham gia kháng chiến. Từ một người nông dân chỉ quen cầm cuốc cầm cày, tôi rời quê hương đến với chiến trường khốc liệt, cầm trên tay cây súng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người thân yêu, bảo vệ quê hương cùng những hạnh phúc giản dị nơi đây. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong đơn vị hầu như là những gương mặt xa lạ từ bốn phương trời hợp lại. Thế nhưng bởi vì cùng là nông dân từ những miền quê nghèo đến, cùng chung hoàn cảnh xuất thân thế nên rất nhanh tôi và mọi người đã làm quen được với nhau. Đặc biệt, tôi rất thân với anh Dũng. Quê anh là ở một vùng chiêm trũng ven biển, đất chua rất khó trồng trọt. Còn làng tôi cũng là miền đất trung du đất cày lên sỏi đá, quanh năm khô cằn. Rất nhanh chúng tôi đã trò chuyện như quen thân từ lâu.

Chúng tôi đóng quân ở chiến khu Tây Bắc. Thời chiến tranh loạn lạc, hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ. Tôi vẫn nhớ những đêm ở đây với cái rét thấu xương, tôi và anh cùng chung nhau cái chăn mỏng, nằm sát bên nhau tâm sự. Tôi và anh chia sẻ với nhau nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân. Anh kể về căn nhà tranh tồi tàn bây giờ để không trải qua mưa gió, về mảnh ruộng nhỏ ra đi phải nhờ bạn thân trông coi hộ, về hình ảnh người thân trong phút chia li. Thế nhưng tất cả đều không ngăn được quyết tâm ra đi của anh. Chúng tôi đều chung một lí tưởng, một mục tiêu chung, mặc cho nỗi nhớ quê nhà vẫn vững tay súng bảo vệ quê hương. Những câu chuyện nhỏ như thế, những tâm sự từ đáy lòng chia sẻ với nhau làm chúng tôi càng thêm gắn bó, trở thành tri kỷ của nhau. Và rồi dần dần phát triển thành một tình cảm thiêng liêng hơn mà bây giờ tôi càng trân trọng: tình đồng chí.

Chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đáng quý. Tại vùng núi lạnh lẽo ấy, ám ảnh nhất là những cơn sốt rét rừng. Cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi vẫn còn in sâu vào trong tâm trí tôi bây giờ, chỉ nghĩ lại đã thấy rùng mình. Khi ấy, chiến khu thiếu thốn thuốc men, chúng tôi phải tự mình chống chọi với cơn sốt rét đó. Chính những giây phút thiếu thốn đó mà chúng tôi càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Rồi cả những ngày đầu vô cùng khó khăn phải chờ sự viện trợ từ quốc tế, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ. Cái áo thì rách vai, quần thì vá chằng chịt, thậm chí trong thời tiết lạnh lẽo như thế chúng tôi còn phải đi chân trần. Nhưng khó khăn như thế chúng tôi cũng không nản lòng. Nụ cười trong giá lạnh, cái nắm tay truyền hơi ấm là động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua tất cả.

Đặc biệt tôi nhớ nhất những lúc kề vai sát cánh cùng nhau. Những hôm phục kích địch, chờ đợi trong đêm tối, trong rừng hoang đọng lại cả sương muối, chúng tôi đứng bên nhau dưới ánh trăng. Ngắm nhìn ánh trăng, cùng chờ đợi giặc tới. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần, có lúc như treo trên đầu ngọn súng. Trăng khi ấy chính là minh chứng cho tình đồng chí keo sơn của chúng tôi.