Là một đoàn viên, thanh niên thế kỉ 21, bạn hãy chia sẻ về các mô hình hay, các cách làm sáng tạo, các sáng kiến hoặc ý tưởng đã, đang và sẽ làm của bạn hoặc của tổ chức Đoàn, Hội, địa phương trong việc chấp hành quy định không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông?

2 câu trả lời

***Mô hình tỉnh Bắc Kạn áp dụng: "Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn, Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, vận động quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã treo được 45 băng zôn tuyên truyền với khẩu hiệu “An toàn giao thông nói không với bia, rượu”; “Để tránh chấn thương sọ não hãy đội mũ bảo hiểm”; “Thay đổi văn hóa giao thông bắt đầu từ chính bạn” tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Tổ chức Lễ phát động Năm An toàn giao thông 2019 và thi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, các quy định của pháp luật về TTATGT thu hút 2.000 người tham gia. Tổ chức Lễ phát động tuyên truyền phòng ngừa tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia, thu hút 100 đoàn viên, thanh niên tham gia cổ động, diễu hành dọc theo tuyến QL3. Tuyên truyền lưu động về chủ đề Không lái xe tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia. Công an các đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT, sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, đặc biệt các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT. Thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về TTATGT, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chuyên đề công tác, đợt cao điểm bảo đảm TTATGT. Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn, Phòng CSGT tiếp tục chủ động tham mưu với Ban ATGT, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chuyên đề công tác, đợt cao điểm bảo đảm TTATGT. Huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia vào công tác bảo đảm TTATGT…" ***Mô hình tỉnh Thái Bình áp dụng: "Ông Lê Phương Huy, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh đã đưa ra ý tưởng dán đề can mang thông điệp “Đã uống rượu, bia - không lái xe” lên các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách, ô tô tải, ô tô con, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc... Để triển khai kế hoạch trên, ngay trong tháng 6, Ban An toàn giao thông tỉnh đã in 600 băng rôn và 3.500 đề can dán lên các phương tiện để tuyên truyền, nhắc nhở chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện nâng cao ý thức, tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi tham gia giao thông." ***Mô hình tỉnh Phú Thọ: "Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, các cơ quan thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cũng đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, trong các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học phổ thông… bằng các tài liệu, thông điệp, băng đĩa với nội dung tuyên truyền về các quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn trên cơ sở, trực tiếp phân tích các hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT. Đổi mới phương pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, pa nô, áp phích có nội dung tuyên truyền về tác hại của rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông; thông báo rộng rãi mức xử phạt người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn. Cùng với công tác tuyên truyền, các lực lượng chức năng triển khai các đợt cao điểm kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Bổ sung lực lượng, phương tiện, thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện, trong đó tập trung xử lý các đối tượng là lái xe khách, lái xe tải và người điều khiển mô tô có hành vi vi phạm. "

Câu hỏi của em đã có người hỏi và đã được trả lời chi tiết và đầy đủ ở đây: https://hoidap247.com/cau-hoi/104402

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước