ko chép mạng thanks Mở bài và Kết bài, chữ người tử tù

2 câu trả lời

mở bài :
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mĩ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (1939) trong tập “Vang bóng một thời” là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.

kết bài :
Vẫn là Nguyễn Tuân, vẫn cái chất tài hoa uyên bác sáng ngời trong từng câu chữ, nhà văn đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng mà bấy lâu ông hằng tìm kiếm. Huấn Cao và viên quản ngục - 2 nhân vật, ở 2 tầng lớp khác nhau, thế nhưng lại chung một ý nguyện yêu cái đẹp,nâng niu và say mê cái đẹp. Như vậy, họ lại là tri kỉ. Tác phẩm đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ, đúng như cái tên mà Nguyễn Tuân từng được ví ”cây đại thụ của ngôn ngữ”

 

mở bài :

Nguyễn Tuân là một nhà thơ "suốt đời đi tìm cái đẹp", bởi vậy qua mỗi trang văn của ông ta đều bắt gặp những vẻ đẹp lộng lẫy, kì vĩ mà cũng đầy bí ẩn của thiên nhiên, đó còn một là vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ bên trong chính những con người bình thường, trong những công việc bình thường. Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân viết trước cách mạng tháng 8, truyện đã khắc họa thành công vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất và bản lĩnh phi thường của người tử tù Huấn Cao, vẻ đẹp ấy vẫn tỏa rạng ngay trong điều kiện gian khổ, ngặt nghèo nhất.

kết bài :

Vẫn là Nguyễn Tuân, vẫn cái chất tài hoa uyên bác sáng ngời trong từng câu chữ, nhà văn đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng mà bấy lâu ông hằng tìm kiếm. Huấn Cao và viên quản ngục - 2 nhân vật, ở 2 tầng lớp khác nhau, thế nhưng lại chung một ý nguyện yêu cái đẹp,nâng niu và say mê cái đẹp. Như vậy, họ lại là tri kỉ. Tác phẩm đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ, đúng như cái tên mà Nguyễn Tuân từng được ví ”cây đại thụ của ngôn ngữ”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm