không chép mạng Cảm nhận của em về bài thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! (Tự tình II, Hồ Xuân Hương, SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang19

2 câu trả lời

  1. Dàn ý
  2. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của văn học trung đại Việt Nam.

- Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ; là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ trước bao bất công, ngang trái của xã hội phong kiến đương thời.

- Tiêu biểu phải nhắc đến bài thơ “Tự tình II”, nằm trong chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. 

  1. Thân bài
  2. Hai câu đề

* Câu 1: 

- Thời gian: đêm khuya. Đây là thời khắc của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp gia đình, cũng là thời điểm mà những người phụ nữ mang kiếp vợ lẽ phải cô đơn, lẻ bóng. Thời gian như càng tô đậm thêm nỗi buồn, nỗi bất hạnh của nhân vật trữ tình.

- Âm thanh: văng vẳng tiếng trống canh dồn từ xa vọng lại:

+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: làm nổi bật không gian tĩnh mịch, thiếu vắng đi bóng dáng con người; qua đó, tô đậm sự cô đơn của nhân vật trữ tình.

+ Tiếng trống dồn dập gợi bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.

* Câu 2:

- Nhịp thơ 1/3/3 kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh sự cô đơn, trơ trọi, lại có gì như bẽ bàng của nhân vật trữ tình.

- Nghệ thuật đối lập: cái hồng nhan >< nước non: gợi lên sự đơn độc, nhỏ bé, cô đơn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Song, qua sự đối lập ấy, người đọc vẫn có thể cảm nhận được sự mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương - một con người dám đương đầu, thách thức với những bất công, ngang trái của xã hội phong kiến.

  1. Hai câu thực

* Câu 3: 

- “Say lại tỉnh”: gợi sự luẩn quẩn, bế tắc trong cuộc sống của con người.

- Uống rượu để giải sầu, song nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu hơn. Rượu tan, tỉnh lại, nhân vật trữ tình lại càng đau đớn trước thực tại, lại càng thấm thía bi kịch của cuộc đời mình.

* Câu 4:

- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” gợi liên tưởng đến chính cuộc đời của Hồ Xuân Hương: tuổi xuân đã trôi qua mà hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn.

  1. Hai câu luận

- Nghệ thuật đảo ngữ cùng cách sử dụng từ độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồ Xuân Hương: “xiên ngang”, “đâm toạc” đã cho thấy những sự vật vốn nhỏ bé, vô tri vô giác cũng bướng bỉnh, ngang ngạnh “vạch đất, vạch trời mà hờn oán”. Hình ảnh thơ gửi gắm sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình trước thực tại đầy bất công, ngang trái.

  1. Hai câu kết

- “Ngán”: chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo.

- “Xuân đi xuân lại lại”: Xuân mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi trở lại theo quy luật của vũ trụ, song tuổi xuân thật ngắn ngủi, một đi không trở lại.

- Nghệ thuật tăng tiến trong câu thơ cuối làm rõ nghịch cảnh éo le của người phụ nữ trong xã hội xưa: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Hạnh phúc với họ vẫn chỉ là một tấm chăn quá hẹp. 

  1. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
  2. Bài làm 

Là một hiện tượng độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương mang đến một thế giới nghệ thuật của sự sống ào ạt, một cá tính mạnh mẽ, ngông ngạo. Những vần thơ của “Bà chúa thơ Nôm” là tiếng nói khẳng định, đề cao những khát vọng chính đáng của người phụ nữ; là sự xót thương, đồng cảm cho thân phận éo le, thiệt thòi của bao kiếp lấy chồng làm lẽ. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, người đọc cũng thấy nỗi buồn tủi dâng đầy và niềm khát khao hạnh phúc mãnh liệt của một người phụ nữ “một lần làm lẽ, hai lần góa chồng”. Điều đó thể hiện rõ nhất qua bài thơ “Tự tình II.”

Bài thơ lấy cảm hứng vào lúc đêm đã về khuya: 

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Đêm khuya là thời điểm sum họp gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Vì thế, nó cũng là thời khắc mà người vợ lẽ hay người góa phụ cảm nhận sâu sắc nhất nỗi cô đơn, buồn tủi của thân phận mình. Đã có lần, Hồ Xuân Hương cũng từng viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung - Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Là bởi chỉ có một mình đối diện với chính mình, chỉ biết nhìn sâu vào cõi lòng để suy tư về cuộc đời.

Đêm càng về khuya, không gian lại càng bao trùm bởi sự yên tĩnh. Hồ Xuân Hương đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh của văn học trung đại: lấy âm thanh dồn dập, gấp gáp của tiếng trống canh dồn “văng vẳng” đâu đây để gợi cái trống trải, rợn ngợp của không gian cũng là lúc con người nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng nhất. Nhà thơ không chỉ lắng nghe âm thanh mà đồng thời cũng lắng nghe bước đi của thời gian, cảm nhận được dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Sau này, nhà thơ Xuân Diệu cũng viết: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua - Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Dường như những người nghệ sĩ lớn thường ám ảnh trước bước đi của thời gian, thường nhạy cảm trước sự đổi thay của tạo hóa.

Câu thơ đầu vời vợi tâm trạng gửi gắm qua không gian, thời gian. Đến với câu thơ thứ hai, tâm trạng được gửi gắm qua nghệ thuật đối và đảo ngữ: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, trơ trọi, lại có gì như bẽ bàng của người phụ nữ. Nhưng với một người mạnh mẽ, bản lĩnh như Hồ Xuân Hương, có thể hiểu từ trơ còn thể hiện bản lĩnh, sự thách thức của Hồ Xuân Hương với xã hội đương thời. Hồ Xuân Hương cũng vô cùng tinh tế khi tạo nên sự đối lập giữa cái nhân nhỏ bé “cái hồng nhan” với sự rộng lớn “nước non” để tô đậm sự lẻ loi, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Câu thơ thật chua xót, gợi lên bao kiếp hồng nhan bạc mệnh, bao kiếp người phụ nữ bị rẻ rúng, hắt hủi, bị “giam cầm” trong những khuôn khổ, lễ giáo phong kiến. 

Cô đơn, buồn tủi là thế, Hồ Xuân Hương chỉ còn cách mượn rượu để giải sầu: 

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Nhưng nâng chén tiêu sầu sầu càng sầu hơn. Bởi cái vòng luẩn quẩn “say lại tỉnh” như càng khiến con người thêm đau đớn, thêm thấm thía về bi kịch cuộc đời. Trốn chạy thực tại, song sự cô đơn, lẻ loi vẫn cứ xâm chiếm tâm hồn con người. Vần thơ của Hồ Xuân Hương khiến người đọc liên tưởng đến nhân vật Chí Phèo trong kiệt tác cùng tên của nhà văn Nam Cao. Sau những tháng ngày triền miên trong cơn say, lần đầu tiên Chí Phèo biết buồn, biết sợ là lúc Chí Phèo tỉnh rượu nhận ra mình đã ở cái dốc bên kia của cuộc đời. Câu thơ thứ tư vừa là ngoại cảnh cũng là tâm tình. Hình tượng thơ chất chứa bi kịch và nỗi niềm của chủ thể trữ tình. Cũng như vầng trăng “sắp tàn” mà vẫn “khuyết chưa tròn”, Hồ Xuân Hương vẫn chưa tìm được hạnh phúc trọn vẹn dẫu tuổi xuân đã trôi qua. Hạnh phúc vẫn như vầng trăng “hao khuyết”, không thể tròn đầy, viên mãn. Hai dòng thơ mang dáng dấp của những lời than thân. Hồ Xuân Hương than cho phận mình éo le và cũng là than cho bao người phụ nữ chung hoàn cảnh.

Đau đớn, cô đơn, với bản lĩnh của mình, Hồ Xuân Hương vô cùng phẫn uất đã phản kháng lại số phận bằng những lời thơ mang cá tính của chính mình:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Những sự vật vốn vô tri vô giác bước vào trong thơ của Hồ Xuân Hương như cũng chất chứa tâm trạng, nỗi niềm. Bằng nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với những động từ mạnh như “đâm”, “xiên”, những phụ ngữ “toạc’’, “ngang” đã làm nổi bật sự phản kháng của cỏ cây cũng là sự phản kháng, phẫn uất trong thân phận của người phụ nữ không chấp nhận những bất công, ngang trái của xã hội phong kiến với người phụ nữ. Vần thơ gửi gắm khát vọng hạnh phúc, bứt phá của con người trước những luật lệ hà khắc của xã hội xưa. 

Người phụ nữ đã không im lặng, không chấp nhận hay cam chịu cô đơn, nhưng càng gắng gượng, càng phản kháng, trước xã hội bất công, đầy rẫy ngang trái, người phụ nữ vẫn rơi vào bi kịch:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Câu thơ như một tiếng thở dài đầy ngao ngán của chủ thể trữ tình. Nhà thơ đã không ngần ngại thể hiện sự chán ngán, ngán ngẩm cuộc đời éo le, bạc bẽo qua từ “ngán”. Ngán là bởi bởi “mảnh tình” vốn đã nhỏ bé, mong manh lại phải “san sẻ” chỉ còn “tí con con’’. Nghệ thuật tăng tiến cho thấy hạnh phúc với người phụ nữ vẫn chỉ là một “tấm chăn quá hẹp”. Bởi tuổi xuân đã qua đi không bao giờ trở lại. Bởi tình duyên, hạnh phúc vẫn còn ít ỏi ở tuổi xế chiều. Câu thơ chất chứa tâm trạng nhưng vẫn cho thấy Hồ Xuân Hương đang gắng gượng vượt qua để sống, để thách thức với đời.

Bài thơ sử dụng thành công thể thơ Đường luật với những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như: nghệ thuật đối, nghệ thuật lấy động tả tĩnh, nghệ thuật đảo ngữ,... Song những vẫn thơ vẫn mang đậm dấu ấn rất riêng của nữ sĩ họ Hồ. “Bà Chúa thơ Nôm” đã vận dụng thật tinh tế thể thơ vay mượn, mang ngôn từ người Việt vào sáng tác của mình để biểu đạt chính xác tâm trạng của nhân vật trữ tình: từ láy chỉ âm thanh “văng vẳng”, tả cảm giác “trơ”, “say”, “tỉnh”, tả động thái “xiên ngang”, “đâm toạc”... 

Bài thơ là một tác phẩm có giá trị sâu sắc. Bài thơ cho thấy bản lĩnh, cá tính độc đáo của nữ sĩ họ Hồ - một người phụ nữ dẫu rơi vào bi kịch vẫn luôn cứng cỏi, mạnh mẽ vượt qua; một con người dám đương đầu, thách thức với xã hội đương thời.

Giai đoạn vào giữ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là khoảng thời gian phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Thời điểm đó xuất hiện những câu bút rất nổi tiếng và người ta hay nhắc đến nhất là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều, cùng bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đó là bài thơ Tự tình 2. Qua bài thơ, ta mới hiểu tại sao Hồ Xuân Hương lại được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, là nhà thơ của phụ nữ, chuyên viết về phụ nữ.Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Thời gian lúc nửa đêm nên không gian thật vắng lặng, tịch mịch, chỉ nghe tiếng trống cầm canh từ xa vẳng lại, vạn vật đã chìm sâu trong giấc ngủ, chỉ có nhà thơ còn trăn trở thao thức với tâm sự riêng tây.

Đã nghe văng vẳng thì không thể có tiếng trống thúc dồn dập được. Âm thanh tiếng trống trở thành âm vang của cõi lòng nôn nao, bồn chồn. (Mỏ thảm không khua mà cũng cốc/ Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om). Bao sức sống dồn nén trong chữ dồn ấy như chực trào ra.

Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Cách dùng từ sáng tạo và đầy bất ngờ: hồng nhan là một vẻ đẹp thanh quý mà dùng từ cái tầm thường để gọi thì thật là rẻ rúng, đầy mỉa mai chua xót. Trơ là một nội động từ chỉ trạng thái bất động, hàm nghĩa đơn độc, chai sạn trước nắng gió cuộc đời. Biện pháp đảo ngữ trơ cái hồng nhan đã nhấn mạnh nỗi đơn độc, trơ trọi, bẽ bàng của thân phận. Câu thơ chứa đựng nỗi dau của kiếp hồng nhan. Đặt cái hồng nhan trong mối tương quan với nước non quả là táo bạo, thách thức, cho thấy tính cách mạnh mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của cuộc đời người phụ nữ phong kiến.

Đến hai câu thực đó là nỗi đau thân phận nổi trôi giữa say và tỉnh, dường như Hồ Xuân Hương đã ngồi nhẫn tàn canh, ngồi một mình trong nỗi cô đơn, để làm bạn với chén rượu cay nồng, để đối mặt với đêm khuya lẻ bóng với vầng trăng lạnh đang soi.

"Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn"

Câu thơ chứa đựng biết bao nỗi niềm ngao ngán, nhà thơ uống rượu để cho say, cho quên đi nỗi sầu khổ nhân thế, nhưng trái ngang sao cứ "say lại tỉnh", gợi cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, lặp đi lặp lại. Bà muốn say nhưng rượu cũng chẳng khiến bà say mãi, rồi cũng có lúc phải tỉnh lại. Bà lại phải đối mặt với nỗi cô đơn, với cái nỗi lẻ loi, phải đối diện với đêm khuya mịt mù, thứ mà bà muốn say để trốn tránh. Và khi tỉnh ra rồi lại càng thấm thía hơn cái nỗi cô đơn, trơ trọi mà mình phải gánh chịu.

Câu "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn" trước hết là ngoại cảnh, sau cũng tâm cảnh. Bởi nó bộc lộ được cảm xúc của nhà thơ, tạo nên cái sự đồng nhất giữa trăng và người. Ta nhận thấy hình ảnh "Vầng trăng bóng xế" có nghĩa là trăng đêm đã sắp tàn, tuổi xuân đã sắp trôi qua hết, nhưng trái ngang sao vẫn "khuyết chưa tròn", tình duyên của nhà thơ vẫn chưa trọn vẹn, còn lắm lận đận, truân chuyên nhiều bề

CHÚC BẠN HỌC TỐT^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm