khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh , cốc có thể bị vỡ.những chiếc cốc thủy tinh dày thường dễ vỡ hơn so với những cốc thủy tinh mỏng.vì sao?có cách nào để khắc phục hiện tượng trên?

2 câu trả lời

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp bên ngoài chưa kịp nóng lên, 2 lớp chèn nhau và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều cả trong và ngoài nên không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường ngâm cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng lên đều và không bị vỡ

 

Giải thích các bước giải:

Cốc dày dễ vỡ hơn vì tản nhiệt kém hơn. Lý do ở đây chính là sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn (cốc để tự nhiên trong phòng thông thường có nhiệt độ khoảng 25 độ C trong khi nước nóng ở khoảng 80-100 độ). Khi nước nóng chạm cốc khiến nhiệt độ cốc tăng lên thì chỉ trong thời gian ngắn, các phân tử cấu tạo nên cốc sẽ chuyển động nhanh đột ngột và phá vỡ liên kết giữa chúng (tức là sự dãn nở đột ngột gây nứt vỡ đó).

Muốn tránh hiện tượng này ta cũng theo nguyên lý chênh lệch nhiệt độ ở trên. Nghĩa là bạn tìm cách giảm độ chênh càng nhỏ càng tốt. Thông thường, nên dùng nước ấm khoảng 40-50-60 độ làm trung gian rồi mới dùng đến nhiệt độ cao hơn, nói cách khác là chúng ta "đi từng bước một lên trời" vậy. Và đó cũng là cách tráng phích (bình thủy) khi dùng lần đầu đó.